Theo PGS.TS. Bùi Khắc Hậu, nguyên giảng viên Đại học Y Hà Nội, chỉ số huyết áp bình thường dao động ở mức 120/80mmHg. Nếu chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg được coi là hay huyết áp thấp.
Huyết áp thấp có thể khiến bạn cảm thấy choáng váng, chóng mặt, buồn nôn hoặc gây mất thị lực và ý thức. Nếu không được điều trị kịp thời, huyết áp thấp liên tục có thể chặn oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng chảy vào não và gây tổn thương tạm thời hoặc đôi khi vĩnh viễn cho não, tim và thận.
Theo y học cổ truyền, huyết áp thấp thuộc chứng huyễn vựng (huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt). Bệnh do khí huyết hư làm cho não thiếu sự nuôi dưỡng mà gây ra các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, váng đầu, sắc mặt nhợt nhạt, tay chân yếu run, mạch vô lực...
Mục tiêu điều trị huyết áp thấp là đưa huyết áp về trị số bình thường và duy trì để tránh tình trạng tái phát. Theo đó, bạn có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà sau đây.
1. Thực hiện chế độ ăn nhiều muối hơn cải thiện huyết áp thấp
Lượng natri (muối) cao có liên quan chặt chẽ với chứng tăng huyết áp, do đó việc tăng lượng muối ăn vào có thể ổn định huyết áp khi bị thấp. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ tăng lên này phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa cho phù hợp với thể trạng và độ tuổi, nhất là khi bạn có vấn đề về tim mạch hay bệnh về thận.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi người khỏe mạnh nên sử dụng 5g muối/ngày, tương đương với 2 thìa sữa chua muối/ngày để tốt cho sức khỏe. Người bị huyết áp thấp có thể sử dụng đến 10-15g muối/ngày.
Người bị hạ huyết áp nên tăng lượng muối ăn hàng ngày.
2. Tăng lượng nước uống
Tăng cường lượng chất lỏng có thể làm tăng lượng máu giúp huyết áp tăng. Uống nhiều nước cũng có thể ngăn ngừa tình trạng mất nước, nguyên nhân gây ra huyết áp thấp.
Bạn nên đảm bảo lượng nước hàng ngày ở mức 40ml/kg cân nặng/ngày. Đơn giản nhất là sử dụng nước lọc. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm nước ép trái cây, trà... Tuy nhiên, không nên sử dụng các loại đồ uống gây mất nước hay chứa cồn như rượu, bia...
3. Dùng sữa hạnh nhân
Sữa hạnh nhân có thể là một lựa chọn để hạ huyết áp tại nhà. Sữa hạnh nhân ít chất béo và nhiều axit béo omega-3, nên đây là thực phẩm tốt cho những người đang bị huyết áp thấp.
Ngâm 5 đến 6 quả hạnh nhân qua đêm, sáng hôm sau bóc vỏ. Sau đó tạo thành hỗn hợp sệt và đun sôi thành đồ uống. Để có kết quả tốt nhất, hãy uống sữa này hàng ngày.
Sữa hạnh nhân tốt cho người bệnh huyết áp thấp.
4. Cam thảo
Cam thảo còn gọi là bắc cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão. Tên khoa học là Clycyrrhiza uralensis fish và Glycyrrhixa glabra L. Thuộc họ cánh bướm Fabaceae. Cam thảo có vị ngọt, tính bình.
Cam thảo có tác dụng ổn định chỉ số huyết áp do nồng độ cortisol ở trong máu thấp gây nên. Cam thảo có thể được dùng với các vị thuốc khác trong nhiều bài thuốc khác nhau để trị huyết áp thấp theo mỗi thể bệnh như thể dương hư, thể khí huyết lưỡng hư hay do tỳ hư.
Cam thảo có thể kết hợp với các vị thuốc khác trị huyết áp thấp.
5. Quế
Quế đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều chỉnh huyết áp tâm thu và tâm trương khi huyết áp tăng cao hoặc thấp bất thường. Quế chứa các khoáng chất thiết yếu như kali và magiê, giúp chống lại tác dụng của natri đối với huyết áp. Bên cạnh đó, quế cũng giúp điều chỉnh nhịp tim bất thường. Bạn có thể trộn quế với mật ong hoặc sữa và uống trước khi đi ngủ để tăng cường sức khỏe.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng quế chi (vỏ quế lấy ở cành ) và nhục quế (vỏ thân của cây quế) kết hợp với các vị thuốc khác theo hướng dẫn của chuyên gia để cải thiện hạ huyết áp cho phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh cụ thể.
Đối với trường hợp huyết áp thấp, ngoài áp dụng những biện pháp tại nhà trên để ổn định bệnh, người bệnh còn có thể tiêu thụ nho khô, nước uống cà rốt và củ cải đường. Đây là hai loại thực phẩm giúp cân bằng huyết áp, điều hòa nhịp tim, cải thiện chức năng thận và giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng.
Quế là thảo dược có hiệu quả trong điều chỉnh huyết áp bất thường.
Mời bạn xem tiếp video:
Muốn huyết áp ổn định thì nên 'cạch mặt' 5 loại thực phẩm này | SKĐS