Hà Nội

5 cách bảo vệ mắt vào mùa đông

SKĐS - Mùa đông thời tiết lạnh, độ ẩm thấp, tăng tiếp xúc với gió và các chất gây dị ứng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe mắt.

Những vấn đề về mắt thường gặp trong mùa đông

Khô mắt: Độ ẩm của mắt có thể giảm do không khí lạnh, khô và hệ thống sưởi ấm trong nhà. Khi mắt bị khô có thể gây đau, rát hoặc cộm, đỏ, ngứa và viêm. Nhiễm trùng mắt cũng có thể trở nên phổ biến hơn do thiếu độ ẩm

Tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt và phản ứng dị ứng: Tình trạng khô và kích ứng do lạnh, kết hợp với việc dụi, chạm vào mắt nhiều hơn có thể làm tăng khả năng lây lan virus hoặc vi khuẩn, khiến các bệnh nhiễm trùng như viêm kết mạc (đau mắt đỏ) xảy ra thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, các chất gây dị ứng vào mùa đông như nấm mốc, bụi, phấn hoa và lông thú cưng có thể tăng lên gây tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Ngoài ra, không khí lạnh có thể gây ra phản ứng dị ứng và kích ứng mắt gây tình trạng mắt chảy nước, đỏ, ngứa có. Việc sử dụng hệ thống sưởi ấm như đèn sưởi trong nhà khi thời tiết khô, lạnh có thể khiến tình trạng khó chịu trở nên tồi tệ hơn.

di-ung-mat_5

Không khí lạnh trong mùa đông có thể gây tình trạng kích ứng, dị ứng mắt.

Kích ứng mắt: Nguy cơ khô mắt, chấn thương mắt tăng lên do gió mùa đông mạnh, khô có thể gây kích ứng mắt. Gió có thể gây đỏ, kích ứng, làm tăng các triệu chứng khô mắt đã có từ trước và chảy nước mắt quá mức để bảo vệ mắt khỏi khói bụi, môi trường khắc nghiệt.

Mỏi mắt do ánh sáng trong nhà và các thiết bị kỹ thuật số: Vào mùa đông, mọi người có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn nên dành nhiều thời gian dưới ánh sáng nhân tạo hoặc sử dụng màn hình kỹ thuật số.

Thời gian sử dụng màn hình kéo dài hoặc ánh sáng không phù hợp có thể dẫn đến mỏi mắt, mệt mỏi và khó chịu, còn được gọi là mỏi mắt kỹ thuật số hoặc hội chứng thị lực máy tính.

cach-bao-ve-mat-khi-dung-dien-thoai-may-tinh-hay-xemthumb

Mỏi mắt khi dùng điện thoại, máy tính thời gian dài dễ gặp trong mùa đông.

Trầy xước giác mạc do kính áp tròng: Không khí lạnh, khô và hệ thống sưởi ấm trong nhà có thể làm tăng nguy cơ khó chịu, khô mắt và các vấn đề khác về mắt. Ngoài ra, nguy cơ trầy xước giác mạc do đeo kính áp tròng vào mùa đông cũng tăng lên, gây mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng và cảm giác cộm mắt.

Cách nào bảo vệ mắt?

Nhỏ nước mắt nhân tạo để bảo vệ mắt

Với tình trạng khô mắt, nên nhỏ nước mắt nhân tạo để giữ ẩm cho mắt, tránh kích ứng. Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong nhà để tăng độ ẩm, hạn chế tình trạng mắt bị khô. Ngoài ra, cần duy trì đủ nước cho cơ thể cũng giúp giữ ẩm cho mắt.

Sử dụng máy tạo ẩm không khí

Để tránh nguy cơ nhiễm trùng hay các tình huống thuận lợi gây kích ứng mắt cần ngăn ngừa tình trạng quá nóng bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm, mở cửa sổ trong thời gian nhất định để thông gió cho ngôi nhà, thực hiện vệ sinh mắt tốt để tránh lây lan khi bị viêm kết mạc...

Đeo kính, đội mũ rộng vành

Mùa đông thường có gió nên để phòng ngừa kích ứng mắt nên sử dụng kính, giúp bảo vệ mắt khỏi gió, bụi khi ở ngoài trời lạnh. Bên cạnh đó, nên sử dụng mũ rộng vành, khăn quàng cổ để bảo vệ mắt khỏi không khí lạnh và gió.

Thực hiện quy tắc 20-20-20

Thực hiện theo quy tắc 20-20-20: Cứ sau 20 phút, nghỉ 20 giây và nhìn vào thứ gì đó cách xa 20 feet (khoảng 0,6m) đồng thời điều chỉnh ánh sáng, đảm bảo rằng nhà hoặc không gian làm việc được chiếu sáng tốt để giảm mỏi mắt khi đọc hoặc sử dụng màn hình.

283091819_755451845812813_5709468175304113509_n-icam5n45

Thực hiện quy tắc 20-20-20 bảo vệ mắt khỏi màn hình máy tính, điện thoại.

Hạn chế thời gian đeo kính áp tròng

Để giảm nguy cơ với giác mạc do dùng kính áp tròng, bạn nên hạn chế thời gian đeo kính áp tròng, đặc biệt là khi không khí rất khô hoặc có gió, để giảm nguy cơ kích ứng mắt.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng thuốc nhỏ mắt bôi trơn được thiết kế dành cho người đeo kính áp tròng để giúp giữ ẩm cho mắt, đặc biệt trong mùa đông, khí hậu thường hanh khô, lạnh kéo dài.

Mời bạn xem tiếp video:

4 phương pháp tại nhà giúp giảm quầng thâm mắt hiệu quả | SKĐS #shorts



Lê Mỹ Giang
Theo timesofindia
Ý kiến của bạn