5 bệnh ung thư phụ nữ hay gặp Ðối phó thế nào?

27-05-2014 23:01 | Thời sự
google news

SKĐS - Biểu hiện điển hình là không có cảm giác ngon miệng hoặc không muốn ăn; đầy hơi, ậm ạch, khó tiêu...

Ung thư dạ dày

Biểu hiện điển hình là không có cảm giác ngon miệng hoặc không muốn ăn; đầy hơi, ậm ạch, khó tiêu; đau vùng thượng vị ở nhiều mức độ khác nhau; nôn và buồn nôn; hẹp môn vị, thể trạng suy kiệt; gầy sút nhanh; xuất huyết tiêu hóa; thiếu máu, nhược sắc; có u thượng vị, hạch di căn xa, cổ trướng.

Ung thư buồng trứng.

Ung thư buồng trứng.

Bệnh thường gặp ở người ăn nhiều thức ăn có nitrat, nitrit như dưa cà mắm muối, thức ăn có chất nitrosaminơ; nhiễm vi khuẩn H.pylory gây tổn thương niêm mạc; dị sản, loạn sản về ung thư; có tiền sử bệnh lý về dạ dày, vô toan, thiếu máu ác tính, dị sản ruột và tuyến dạ dày; tiền sử viêm loét dạ dày, người có nhóm máu A.

Để phát hiện bệnh sớm, cần thực hiện nội soi dạ dày - tá tràng: test HP (tìm vi khuẩn HP gây tổn thương niêm mạc, dị sản, loạn sản gây ung thư dạ dày); xét nghiệm dấu ấn ung thư: CEA, CA 72-4.

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng thường không có các dấu hiệu hoặc các triệu chứng cho đến tận giai đoạn phát triển muộn của chúng. Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư buồng trứng có thể gồm: khó chịu và/hoặc đau ở vùng bụng nói chung (ấm ách, khó tiêu, căng trướng bụng...); buồn nôn, tiêu chảy, táo bón hoặc đi tiểu thường xuyên; kém ăn; cảm thấy đầy bụng ngay cả sau bữa ăn nhẹ; tăng hoặc giảm cân không rõ lý do; chảy máu âm đạo bất thường. Bệnh gặp ở những người tiền sử gia đình có mẹ, chị em gái bị bệnh; từ 50 tuổi trở lên; phụ nữ chưa từng sinh con; bản thân có tiền sử bị ung thư vú hoặc ung thư đại tràng; dùng thuốc kích thích phóng noãn; dùng bột talc nhiều năm; điều trị thay thế hormon. Có một số bằng chứng cho thấy những phụ nữ điều trị hormon thay thế sau khi mãn kinh cũng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn một chút. Để phát hiện bệnh sớm, cần khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần; siêu âm tử cung phần phụ, siêu âm đầu dò âm đạo; chụp CT scaner ổ bụng khi siêu âm có nghi ngờ; xét nghiệm dấu ấn ung thư CA-125.

Điều trị cho bệnh nhân tại BV Ung bướu Hà Nội. Ảnh: TM

Điều trị cho bệnh nhân tại BV Ung bướu Hà Nội. Ảnh: TM

Ung thư phổi

Biểu hiện điển hình của ung thư phổi là ho, ho khan kéo dài, khó thở và ngày càng nặng; thường xuyên thấy đau ngực; ho ra máu, lẫn đờm; gầy sút cân, đau khớp; viêm phổi và viêm phế quản tái đi tái lại; phù nề mặt và cổ. Bệnh thường gặp ở người hút thuốc lá, xì gà, thuốc lá tẩu; tiếp xúc với khói thuốc lá trong môi trường; phơi nhiễm phóng xạ, ô nhiễm môi trường; mắc một số bệnh về phổi như lao... Để phát hiện sớm bệnh, cần chụp Xquang tim phổi; chụp CT scaner lồng ngực khi Xquang có nghi ngờ; xét nghiệm Cyfra 21-1; xét nghiệm NSE; xét nghiệm CEA; xét nghiệm TB test.

Lời khuyên của thầy thuốc

Việc khám sức khỏe định kỳ tại các bệnh viện chuyên khoa ung bướu là biện pháp giúp phát hiện sớm các bệnh lý khối u và ung thư; Mỗi năm nên đi khám sức khỏe định kỳ 1 - 2 lần, chi phí cho một lần đi khám sức khỏe định kỳ tốn kém rất ít so với số tiền phải bỏ ra để mua thuốc và điều trị khi phát hiện bệnh.      

   TS.BS. Hoàng Đình Chân

 


Ý kiến của bạn