5 bệnh hay mắc khi bị béo phì

06-09-2022 14:41 | Y học 360
google news

SKĐS - Béo phì là nguy cơ của nhiều bệnh tật, nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Tỷ lệ mắc béo phì tăng chóng mặt. Thế nhưng nhiều người vẫn chủ quan nên gây những hậu quả khôn lường.

Cân nặng quá khổ ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, cuộc sống và vận động của người bệnh. Mất kiểm soát về cân nặng dẫn đến béo phì khiến bạn có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm. 5 trong số rất nhiều bệnh lý liên quan đến thừa cân, béo phì bạn cần tìm hiểu và tránh, đó là: Bệnh lý về hệ tim mạch, bệnh lý hô hấp, rối loạn nội tiết, chuyển hóa, bệnh lý xương khớp, trầm cảm.

Bệnh lý tim mạch

Tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, hẹp tắc động mạch chi… có mối liên quan mật thiết bệnh béo phì. Béo phì liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa và bệnh tim mạch. Béo phì thúc đẩy nguy cơ viêm hệ thống, và ngược lại tình trạng viêm có thể thúc đẩy quá trình tạo mỡ cho cơ thể.

Cân nặng quá khổ khiến ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, cuộc sống và vận động của người bệnh.

Cân nặng quá khổ ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, cuộc sống và vận động của người bệnh.

Tình trạng viêm hệ thống mãn tính, cùng với sự tích tụ của mô mỡ hạ vị thường được tìm thấy ở những người bị bệnh béo phì. Điều này làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, trong đó các lipoprotein xấu LDL-C, thúc đẩy và hình thành nên các mảng bám.

Ngoài ra, tình trạng viêm mãn tính và tích tụ mỡ ở vùng hạ vị có liên quan đến tiến triển của bệnh động mạch vành. Vùng hạ vị ở những người béo phì dễ bị phân giải, dẫn đến giải phóng axit béo và gây ra phản ứng viêm. 

Trong béo phì, sự tiết adiponectin từ mỡ vùng hạ vị bị giảm và các adipokine tiền viêm được giải phóng, thúc đẩy sự xâm nhập của các đại thực bào, làm phá hủy các hệ thống vi mạch và kích hoạt các con đường xơ hóa.

Khi cơ thể bị béo phì sẽ khiến tim của bạn phải hoạt động nhiều hơn và căng thẳng hơn. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn tới suy tim. Bạn hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng béo phì của mình để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Bệnh lý về đường hô hấp

Người béo phì thường mắc giảm thông khí, ngừng thở khi ngủ. Hội chứng giảm thông khí liên quan béo phì nếu không được chẩn đoán điều trị sớm sẽ nguy cơ có nhiều biến chứng. Khi điều trị sẽ hỗ trợ tình trạng thông khí để cải thiện giảm oxy máu ban đêm và tăng CO2 huyết thanh, bệnh nhân sẽ cải thiện các rối loạn hô hấp.

Ngoài ra, béo phì khiến khối mỡ ở thành ngực và bụng tăng làm cho các cơ hô hấp không đủ khả năng thực hiện vai trò của mình nhất cơ hoành khiến họ thường phải thở nhanh và nông. Béo phì còn tăng nguy cơ mắc nặng hơn cho bệnh hen phế quản, COPD.

Bệnh lý xương khớp

Béo phì gây ảnh hưởng không nhỏ tới hệ xương khớp. ở những người béo phì mật độ xương khá cao nên sẽ khiến cho chất lượng xương suy giảm và rất dễ mắc bệnh về xương khớp.

Người ta chứng minh được giữa béo phì và viêm khớp ở các vị trí khác như khớp háng, bàn tay và xương chậu - xương đùi, có mối liên quan đến nhau. Béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng tới viêm khớp gối, tràn dịch khớp gối, lệch khớp gối.

Rối loạn nội tiết, chuyển hóa

Tình trạng kém dung nạp glucose, kháng insulin, nặng hơn là bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tăng acid uric gây bệnh gút…thường hay gặp ở bệnh nhân béo phì. 

Khi các tế bào kháng insulin, cả lượng đường trong máu và insulin đều tăng đáng kể. Khi ăn quá nhiều đặc biệt là đường, carbohydrate tinh chế và thức ăn nhanh sẽ thúc đẩy tình trạng kháng insulin và tăng nồng độ insulin. Nồng độ insulin tăng mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe bao gồm béo phì, và hội chứng chuyển hóa.

Ảnh hưởng tâm sinh lý

Những người béo phì, đặc biệt tuổi vị thành niên, phụ nữ thường mặc cảm, tự ti khiến rơi vào tình trạng stress kéo dài, ám ảnh, trấm cảm về cân nặng của mình. Sự nôn nóng, không tìm hiểu kỹ phương pháp điều trị cùng với việc xem các thông tin không tin cậy, sử dụng các loại thực phẩm chức năng, các biện pháp giảm cân không an toàn cũng người bệnh béo phì có quyết định sai lầm.

Việc phải chịu sự kỳ thị, phân biệt của những người xung quanh cũng khiến người béo phì rơi vào trạng thái mất cân bằng cảm xúc, luôn tự ký ám thị, các mối quan hệ xã hội dần bị thu hẹp, mất niềm tin vào bản thân…

Đối với người béo phì, việc giảm cân, giảm mỡ an toàn, hiệu quả là rất cần sự kiên trì, bền bỉ.

Đối với người béo phì, việc giảm cân, giảm mỡ an toàn, hiệu quả là rất cần sự kiên trì, bền bỉ.

Lời khuyên của bác sĩ

Đối với người béo phì, việc giảm cân, giảm mỡ an toàn, hiệu quả là rất cần sự kiên trì, bền bỉ. Hãy thay đổi lối nghĩ, lối sống cùng với việc rèn luyện, luyện tập nghiêm ngặt. Chắc chắn bạn sẽ thành công

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Sử dụng thực phẩm xanh, ăn nhiều trái cây, thịt trắng. Bỏ các thói quen xấu như ăn nhiều đồ ngọt, chiên rán, đồ ăn nhanh, đóng hộp. Tránh các loại mỡ động vật và đồ chứa nhiều cholestero.
  • Theo dõi chỉ số cân nặng nghiêm ngặt sau mỗi lần điều chỉnh chế độ ăn, rèn luyện
  • Thực hiện rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên với những bài tập hiệu quả như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, nhảy erobic…

Chỉ số cân nặng BMI được sử dụng để phân loại bệnh thừa cân, béo phì.

Chỉ số BMI được áp dụng cho cả nam và nữ và người > 18 tuổi, không áp dụng cho phụ nữ mang thai, vận động viên, người già và có sự thay đổi giữa các quốc gia.

Chỉ số BMI = Cân nặng cơ thể / (Chiều cao x chiều cao) = kg/m2.

Cũng theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới WHO, người trưởng thành bình thường có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn như sau:

  • BMI từ 25 - 29.9: thừa cân.
  • BMI từ 30 trở lên: Béo phì.

Xem thêm video được quan tâm

Gọi tên các loại ho thường gặp và hướng dẫn khắc phục - SKĐS


Bs. Vũ Định – BV E
Ý kiến của bạn