Tên thường gọi: Thành ngạnh, cây may tiên, hoàng ngưu mộc.
Tên khoa học: Cratoxylon prunifolium Dyer.
Cây đỏ ngọn
1. Đặc điểm sinh học của cây đỏ ngọn
Cây đỏ ngọn thường mọc ở đồi, rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh, ven sông, đầm lầy, đất sét hoặc đất cát, độ cao lên đến 1.200m. Đây là một loại cây có kích thước từ trung bình đến lớn, trưởng thành có thể đạt độ cao tới 45 m. Vỏ của cây có màu xám và có vảy. Cây rất dễ phát hiện khi trên đỉnh được bao phủ bởi những bông hoa màu hồng nhạt giữa những tán lá mới màu đỏ, giải thích cho tên gọi của cây đỏ ngọn.
Tán lá của cây đỏ ngọn mọc đối nhau, có cuống dài, có cùi với phiến lá như giấy thường có hình bầu dục hẹp đến rộng và dài 3,5–18 x 1–7,6 cm. Các lá mới của cây có phiến lá màu hồng đỏ, khi trưởng thành chuyển sang màu xanh lục. Những bông hoa có mùi thơm thoang thoảng màu hồng nhạt. Hoa nở trong các cụm từ 1–6 hoa, ở nách lá đã rụng hoặc trên cành cây trơ trụi. Khi hoa tàn sẽ để lại những quả màu nâu sẫm, hình elip, dài 10–19 x 4–6 mm và khi chín thì tách ra thành 3 phần để giải phóng những hạt có cánh bên trong.
Theo phân loại của thực vật học, cây đỏ ngọn được xếp vào nhóm các thực vật ăn được (tức lấy lá ăn được). Hơn nữa, lá cây đỏ ngọn ăn được vì chúng được cho là có lợi cho sức khỏe của con người.
2. Bộ phận dùng
Lá tươi hoặc khô, rế, cành, thân cây, vỏ, các loại cây ký sinh có tác dụng rất tuyệt vời, tùy theo mục đích chữa bệnh, mà thầy thuốc Đông y có thể bào chế theo cách riêng của mình như tẩm muối, tẩm dấm, ngâm, ủ….
3. Tác dụng của cây đỏ ngọn
Theo nghiên cứu gần đây, tác dụng của cây đỏ ngọn đã được chứng minh là chống oxy hóa, nên có khả năng phòng ngừa ung thư, bảo vệ chức năng tim mạch và các lợi ích sức khỏe khác. Tác dụng của cây đỏ ngọn trong y học đã được công nhận dựa trên nhiều bằng chứng. Đặc tính chống các gốc tự do trong cây đóng một vai trò quan trọng trong ức chế sự phát triển của tổn thương mô và các bệnh lý trong cơ thể.
Cây đỏ ngọn được sử dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh cổ truyền, là một vị thuốc được sử dụng từ lâu trong nhân dân, trải qua nhiều công trình nghiên cứu kỹ lưỡng.
Ứng dụng cây đỏ ngọn làm thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh sau:
- Tác dụng điều trị xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não.
- Tác dụng tăng cường trí nhớ, bảo vệ tế bào não
- Tác dụng tăng cường tiêu hóa, giúp ăn ngon ngủ tốt
- Tác dụng tăng cường sức khỏe, chống lão hóa, tăng tuổi thọ
- Tác dụng phòng ngừa ung thư
Bên cạnh đó, cây đỏ ngọn có tác dụng trên da có thể được điều trị bằng cách thoa hỗn hợp vỏ, lá cây với dầu dừa đã được giã nát
4. Cây đỏ ngọn áp dụng chữa bệnh
Trong Y học cổ truyền, từ lâu đã ứng dụng cây đỏ ngọn chữa một số bệnh tim mạch, bao gồm sốc nhiễm trùng, chấn thương tái tưới máu do thiếu máu cục bộ, suy thính giác, xơ vữa dộng mạch, tăng huyết áp và tiểu đường.
Ngoài ra, lá cây đỏ ngọn dùng tươi hàng ngày là một loại thảo dược trong các bài thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, đái dắt, tiêu chảy, nhiễm trùng do vi khuẩn, viêm nhiễm, hen suyễn.
5. Một số bài thuốc từ đỏ ngọn
Bài 1. Trị bệnh cảm sốt, cảm cúm, chân tay mỏi
Lá cây đỏ ngọn 15g, lá ngãi hoa vàng 15g. Tất cả rửa sạch, cho 500ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống lúc còn nóng. Kết hợp với ăn cháo giải cảm sẽ nhanh khỏi.
Bài 2. Điều trị đau đầu, rối loạn giấc ngủ, tăng huyết áp
Lá cây đỏ ngọn 30g, hoa hòe 15g cho vào ấm hãm như trà uống thay nước hàng ngày.
Bài 3. Hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon (dùng cho phụ nữ sau sinh)
Lá cây đỏ ngọn 15 - 30g rửa sạch, đun nước sôi hãm như trà, uống hàng ngày, có thể thêm lá vối vào để phát huy hiệu quả cao hơn.
Bài 4. Hỗ trợ điều trị bệnh xơ vữa động mạch
Lá cây đỏ ngọn 30g, hà thủ ô 15 gam, lạc tiên 15 gam. Sắc uống
Bài 5. Giúp tăng cường trí nhớ, tốt cho não, thiếu máu não
Lá cây đỏ ngọn 30g, tầm gửi đỏ ngọn 30 gam, núc nác 10 gam. Sắc uống.
Ngoài ra, ở một địa phương người ta dùng lá hoặc vỏ cây sắc nước uống giúp điều trị kinh nguyệt không đều, táo bón.
Mời độc giả xem thêm video:
Cảnh báo trẻ mắc COVID-19 tuyệt đối không được uống những loại thuốc nào?