1. Bệnh sạm da khu trú
1.1- Tàn nhang:
Bệnh có tính chất gia đình. Có trường hợp trong một gia đình có nhiều người bị, phụ nữ da trắng mỏng mịn hay có tàn thang. Biểu hiện lâm sàng là những vết sắc tố nhỏ bằng đầu đinh ghim riêng hoặc liên kết với nhau, hình tròn, màu nâu sáng hoặc nâu sẫm, bờ rõ, không đều, vị trí chủ yếu khu trú ở hai bên mũi và má. Mùa hè số lượng, cường độ của vết tàn nhang tăng lên rõ rệt, nhưng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
1.2- Nám da:
Biểu hiện bằng những vết thâm màu hơi vàng đều, hoặc hơi nâu, có giới hạn rõ ràng, kích thước không nhất định ở mặt trán má... và đối xứng qua hai bên mặt; thường gặp ở phụ nữ có thai, bắt đầu từ tháng thứ hai, tự hết sau khi sinh, có trường hợp kéo dài. Bệnh còn gặp ở phụ nữ có bệnh phụ khoa mạn tính như viêm tử cung, viêm phần phụ. Phụ nữ mãn kinh cũng có thể bị nám da. Nám da còn có thể gặp ở nam giới bị các bệnh về gan, giun sán, nội tiết, sốt rét.
1.3- Sạm da nhiễm độc:
Có thể do thức ăn, thuốc hoặc các chất dầu mỡ, than đá, chất màu tiếp xúc trong công nghiệp. Các chất đó thấm qua da hoặc vào cơ thể qua đường tiêu hoá, hô hấp làm tăng cảm ứng da đối với ánh sáng ở phần da hở và da vùng đó càng ngày càng sạm, có thể kèm theo giãn mạch, dày sừng các nang lông, bong vảy da và teo da nhẹ, da hình mạng lưới.Toàn thân có thể bị ảnh hưởng như mệt mỏi, ăn không ngon, nhức đầu, thị lực giảm...
Sạm da có khi khu trú ở một vùng của cơ thể
2. Bệnh sạm da toàn bộ
Hay thấy ở người mắc bệnh nội tiết, rối loạn nội tiết, ở người bị sốt rét, lao, nhiễm độc thạch tín... trong đó phải kể đến:
2.1- Bệnh addison:
Bệnh làm da thâm lại ở núm vú, nách, bộ phận sinh dục, lòng bàn tay, cổ tay, thậm chí cả ở niêm mạc miệng, phía trong môi lợi răng. Khởi đầu vết thâm lan rộng rồi nối liền với nhau, tạo thành một màu nâu thẫm đều. Ngoài ra bệnh nhân còn mệt mỏi, gầy, hạ huyết áp, nôn và buồn nôn. Nguyên nhân thường do lao vỏ tuyến thượng thận.
2.2- Sạm da do cường tuyến giáp trạng:
Biểu hiện thâm da ở toàn bộ thân thể, có khi cả đồng tử bệnh nhân cũng bị đen.
2.3- Sạm da do nhiễm chất thạch tín:
Thể hiện là những chấm thâm trên khắp cơ thể người bệnh, hay gặp ở những người dùng thuốc quinin, thuốc sulfamide, pyramidon, antipyrin, thuốc ngủ lâu ngày...
3. Bài thuốc chữa sạm da
Bài 1: Sinh địa 20g, sơn thù nhục 10g, nữ trinh tử 30g, hạn niên thảo 20g, thổ phục linh 30g, trư linh 20g, hoàng tinh 30g, đương quy 20g, tần giao 10g, đan sâm 15g, phòng phong 15g, bồ công anh 30g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Nguyên sâm 30g, phục linh 15g, bạch truật 12g, đương quy 20g, xuyên khung 12g, xích thược 20g, sinh địa 20g, khổ sâm 15g, bạch hoa xà thiệt thảo 50g, bối mẫu 10g, thiên hoa phấn 30g, tạo giác thích 10g, hoàng kỳ 30g. Sắc uống ngày một thang.
Vị thuốc phục linh trong bài thuốc điều trị sạm da
Bài 3: Sơn thù du 40g, phá cố chỉ 180g, mộc hương 75g, thỏ ty tử 180g, nhụy hoa sen 40g, bạch phục linh 75g, hồ đào nhân 300g. Hồ đào nhân nghiền nát, thỏ ty tử ngâm trong rượu 3 ngày, sau đó sấy khô, rồi đem tất cả các vị thuốc đó tán mịn, trộn đều với mật, hoàn viên bằng hạt ngô, cho vào lọ đậy kín dùng dần. Ngày uống 50 viên với rượu ấm, vào lúc bụng đói.
Bài 4: Địa hoàng khô chín (tức thục địa và sinh địa) 500g, cam cúc hoa 500g, thiên môn đông 500g. Trước tiên đem sấy khô thiên môn đông, sau đó đem tất cả ba vị trên giã thành bột, rồi cho vào bình kín dùng dần. Mỗi lần uống 12g bột thuốc hòa với rượu ấm, dùng lúc đói. Ngày uống một lần.
Bài 5: Phá cố chỉ 150g, đỗ trọng 150g, tỳ giải 150g, hồ đào nhân 150g. Đem ba vị giã nát, sấy qua nghiền thành bột mịn. Hồ đào nhân giã thành dạng cao, cho bột thuốc hỗn hợp vào khuấy đều rồi giã cho nhuyễn, hoàn viên bằng hạt ngô, bỏ vào lọ kín dùng dần. Mỗi lần uống 20-40 viên, có thể dùng rượu ấm hoặc nước muối nhạt để chiêu thuốc. Uống lúc đói bụng, ngày một lần.
Trên đây là một phương thuốc bí truyền làm cho da dẻ sáng đẹp, mịn màng của một số cung phi trong cung đình vua chúa ngày xưa, xin giới thiệu để bạn đọc cùng bạn tham khảo.
Mời bạn xem thêm video:
Khô mũi có phải là triệu chứng của COVID-19?