Vỏ quả lựu chứa granatin, acid betulic, acid ursolic và isoquercetin, có vị chua, chát, tính ấm; tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng, trị tiêu chảy và lỵ ra huyết, tiểu ra máu, băng huyết, bạch đới, thoát giang, đau bụng giun.
Bên cạnh đó, theo Đông y, vỏ quả lựu cho vị thuốc thạch lựu bì vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy.
Đông y truyền thống thường dùng thạch lựu bì chữa kiết lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, trĩ, hoạt dinh, băng lậu, đới hạ, đau bụng do giun, lở ngứa ngoài da.
Hiện tại, khi kết hợp Đông - Tây y trong điều trị, thạch lựu bì thường được sử dụng để chữa viêm kết tràng mạn tính, lỵ nhiễm khuẩn mạn tính, lỵ amip, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết tử cung...
Vỏ thân lựu chứa pelletierin và các alcaloid khác nhưng hàm lượng thấp hơn vỏ rễ. Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc; có tác dụng sát trùng trừ sán.
- Chữa tiêu chảy không dứt hoặc tiêu ra máu, di tinh, bạch đới: Vỏ quả lựu 20g sắc uống.
- Chữa lỵ kinh niên, phân có máu, mủ: Vỏ quả lựu 12g, gừng tươi 6g, cam thảo 4g, a giao 12g, đương quy 12g, hoàng liên 6g, hoàng bá 6g. Sắc 3 nước, cô lại còn 250ml, chia uống 04 lần/ngày, trong 7-10 ngày.
Vỏ quả lựu có tác dụng chữa nhiều bệnh lý tiêu hóa.
- Tẩy giun đũa, giun kim, giun tóc: Vỏ quả lựu 15g, hạt cau già 10g. Sắc 3 lần rồi cô lại còn 100ml rồi thêm 20g đường cát. Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ (sau khi ăn 3 giờ), liên tục trong 3 ngày.
- Chữa viêm loét dạ dày: 5 -6g vỏ lựu phơi khô, 100ml nước sôi.
+ Cách chế: Vỏ lựu phơi khô cho vào ly nước sôi đã chuẩn bị sẵn rồi dùng nắp đậy kín. Để yên hỗn hợp trong vòng 25-30 phút.
+ Cách sử dụng: Sau 25-30 phút ngâm, dùng 100ml nước chia thành 4 phần bằng nhau, mỗi phần 25ml, uống lần đầu tiên vào buổi sáng lúc bụng đói, tương tự áp dụng vào trưa, chiều và tối trước khi đi ngủ.
Để hiệu quả, hãy uống nước này mỗi ngày, chỉ trong 7 ngày các triệu chứng viêm loét dạ dày, ruột non, đại tràng sẽ lành. Tuy nhiên, nếu muốn tiếp tục điều trị, có thể thực hiện theo liệu trình 1 tuần uống, 1 tuần nghỉ.
Chú ý: Vỏ quả lựu cần sao khô, giã cho dập thành bột thô rồi mới sắc để phát huy hết tác dụng.
Vỏ quả lựu dùng làm thuốc thường được sao khô, giã giập thành bột thô.
- Chữa nổi mày đay, mẩn ngứa do nhiệt: Vỏ quả lựu tươi 12g, ké đầu ngựa 12g, phù bình (bèo cái) 12g, thuyền thoái (xác ve) 8g, cam thảo đất 8g, bồ công anh 12g, thổ phục linh 12g, hà thủ ô chế 12g, bông mã đề 8g. Cho tất cả vào nồi ngâm với 750 ml nước trong 15 phút, sau đó sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Mỗi liệu trình 3-5 ngày.
Vỏ quả lựu tươi có tác dụng chữa mẩn ngứa do nhiệt.
Để các bài thuốc trên phát huy tác dụng toàn diện, hãy chọn những quả lựu sạch, không hóa chất, lột lấy vỏ và phơi khô để sử dụng dần.
Trong quá trình thực hiện, người bệnh tuyệt đối không được uống rượu bia, còn lại ăn uống hoàn toàn bình thường.
Mời bạn xem tiếp video:
Quả lựu: "Thần dược" cho sức khỏe tình dục | SKĐS