1. Vì sao cần nâng xương hàm?
Hàm bao gồm 2 xương lớn là xương hàm dưới và xương hàm trên có tác dụng nâng đỡ mô mềm như cơ, lưỡi và môi. Xương hàm dưới còn được gọi là hàm dưới, là xương duy nhất của hộp sọ có chuyển động và hình dạng của nó xác định diện mạo của đường viền hàm.
Hàm không phát triển đúng cách có thể gây ra các vấn đề về nhai, nói, thở, ngủ và thậm chí là mất tự tin. Các bài tập nâng xương hàm có thể giúp bạn xác định rõ đường nét của hàm.
2. Các bài tập nâng xương hàm
2.1. Bài tập cho đường viền hàm chắc, khỏe
Cách thực hiện: Đặt hai ngón tay cái của bạn dưới cằm, hướng sang hai bên. Sau đó, hơi đẩy cằm của bạn xuống, tạo lực cản và từ từ trượt ngón tay cái dọc theo đường quai hàm đến tai.
Thời lượng: Lặp lại 10 lần.
Lặp lại động tác 10 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
2.2. Bài tập làm săn chắc vùng da dưới cằm
Cách thực hiện: Ngồi vào bàn và đặt hai nắm tay của bạn dưới cằm và đường viền hàm. Giữ khuỷu tay của bạn trên bàn. Cố gắng mở miệng từ từ và nhẹ nhàng, vẫn đẩy nắm tay lên để tạo ra lực cản. Giữ một lúc và thả ra.
Thời lượng: Thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần (nếu bạn đã sẵn sàng).
Có thể thực hiện bài tập này ở bất kỳ vị trí và thời điểm thuận lợi với bạn.
2.3. Bài tập nâng cơ mặt
Cách thực hiện: Ngậm miệng và từ từ đẩy mặt về phía trước, nâng môi dưới lên. Cảm nhận cách các cơ căng ra. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 giây và thực hiện lại bài tập.
Thời lượng: Thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 15 lần.
Thực hiện đúng tư thế động tác để đạt hiệu quả tốt nhất.
2. 4. Bài tập về nguyên âm, làm săn chắc cơ xung quanh miệng và môi
Cách thực hiện: Mục tiêu là mở miệng càng rộng càng tốt, nói âm "O" và "E". Đảm bảo phát âm rõ ràng và vận động các cơ của bạn. Cố gắng không chạm vào hoặc để lộ răng.
Thời lượng: Thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 15 lần.
Kiên trì thực hiện bài tập nguyên âm hàng ngày để nâng hàm hiệu quả
3. 5. Bài tập tác động các cơ dưới cằm
Cách thực hiện: Giữ đầu thẳng, nhẹ nhàng di chuyển ra sau để cảm thấy cơ co lại, sau đó đưa đầu trở lại vị trí ban đầu.
Thời lượng: Thực hiện 3 hiệp 10 lần. Khi đã sẵn sàng, bạn có thể thử ở vị trí này lâu hơn.
Giữ ở vị trí lâu hơn tạo hiệu quả tác động cơ dưới cằm cao hơn.
3. Các biện pháp khác nhằm duy trì hàm khỏe mạnh
Ngừng nghiến răng
Khi nghiến chặt hàm và răng quá nhiều, bạn có thể gây đau cổ, vai và hàm. Điều này có thể dẫn đến tình trạng gọi là 'rối loạn thái dương hàm', ảnh hưởng đến chuyển động của hàm.
Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng
Giữ miệng sạch sẽ không chỉ giúp ích cho răng, nướu, lưỡi mà còn cả xương hàm. Nếu bạn để nhiễm trùng hoặc bệnh không được điều trị có thể ảnh hưởng đến xương hàm. Ví dụ, nếu bạn không điều trị bệnh viêm lợi, bệnh có thể phát triển thành viêm nha chu, dẫn đến thoái hóa xương hàm và mất răng.
Ngoài ra, bạn cần thay thế các răng bị mất và sửa lại khớp cắn nếu cần thiết để giữ cho hàm luôn khỏe.
Mời bạn xem tiếp video:
Chỉ quan hệ với một bạn tình - Biểu hiện của lòng chung thủy hay sự gắn kết tình dục?