5 bài tập cần tránh khi bị bệnh trĩ

SKĐS - Tập thể dục ở bất kỳ hình thức nào đều có ích với người bệnh trĩ do làm tăng tuần hoàn và cải thiện sức khỏe mạch máu. Tuy nhiên có bài tập gây áp lực trực tiếp lên bệnh trĩ gây đau và chảy máu cần tránh.

Một số bài tập mà bạn nên tránh nếu mắc bệnh trĩbất kỳ loại bài tập nào gây căng thẳng cho vùng hậu môn, búi trĩ chẳng hạn như nâng tạ, đạp xe, gập bụng, nhảy dây...

Điều quan trọng là người bệnh cần lắng nghe cơ thể, nếu bất cứ lúc nào bắt đầu cảm thấy quá khó chịu thì nên dừng bài tập cụ thể đó và nghỉ ngơi trong vài phút.

1. Một số bài tập người bệnh trĩ cần tránh

Squat với tạ

Squat tác động lên toàn bộ cơ thể, đặc biệt là các cơ lớn ở hông và đùi,hiệu quả cao trong việc xây dựng sức mạnh và tăng khối lượng cơ bắp.

Tuy nhiên, squat với tạ nặng có thể làm tăng nguy cơ phát triển hoặc làm trầm trọng thêm bệnh trĩ do bài tập này đòi hỏi phải tăng đáng kể áp lực trong ổ bụng để chống lại áp lực bên ngoài của quả tạ.

Việc tăng áp lực trong ổ bụng đòi hỏi kích hoạt các cơ ở vùng trung tâm, bao gồm cơ sàn chậu và cơ bụng sâu cũng như yêu cầu kỹ thuật thở thích hợp trong quá trình nâng, bao gồm hít sâu và nín thở. Nếu không kiểm soát, áp lực trong ổ bụng cao có thể dẫn đến sự phát triển hoặc làm trầm trọng thêm bệnh trĩ.

photo-1702441703745

Người bệnh trĩ không nên thực hiện bài tập squat với tạ nặng.

Đạp xe

Ngồi trên yên xe đạp sẽ tạo một áp lực đáng kể lên khu vực tổn thương, có thể khiến các búi trĩ càng đau đớn và viêm trầm trọng hơn.

Nguyên nhân do yên xe đạp cứng và nhỏ hơn so với những ghế ngồi và tạo áp lực cao hơn lên vùng hậu môn khi đạp xe, có thể khiến lưu lượng máu đến khu vực này giảm hơn đáng kể, gây tình trạng đau đớn.

Ngoài ra, lượng ma sát đáng kể giữa chỗ ngồi và búi trĩ có thể làm cho bệnh trĩ hiện tại trở nên khó kiểm soát hơn.

Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể đi xe đạp nếu bị bệnh trĩ nhưng cần cân nhắc thực hiện các bước bổ sung để giúp vùng hậu môn thoải mái hơn khi đạp xe.

Ngồi lên

Ngồi lên là bài tập bụng cổ điển được thực hiện bằng cách nằm ngửa và nâng thân trên lên. Bài tập sử dụng trọng lượng cơ thể để tăng cường và làm săn chắc cơ bụng, giúp giảm mỡ bụng. Tuy nhiên, bài tập này sử dụng nhiều cơ ở lưng và bụng do động tác gập bụng làm tăng áp lực bên trong bụng, có thể làm cho bệnh trĩ trở nên trầm trọng hơn.

photo-1702441705160

Bài tập ngồi lên không tốt cho người mắc bệnh trĩ.

Chèo thuyền, cưỡi ngựa

Ngồi chèo thuyền hay ngồi trên yên ngựa cũng giống ngồi yên xe đạp sẽ gây thêm áp lực lên vùng bị ảnh hưởng do trĩ và có thể gây đau. Do đó, khi bị bệnh trĩ, bạn không nên thực hiện các bài tập này để tránh làm bệnh nặng lên.

Hơn nữa, bạn cũng nên tránh mọi hoạt động gây áp lực lên vùng hậu môn khi ngồi khác liên quan đến máy tập thể dục.

Tập tạ

Cũng giống như squat với tạ nặng, việc tập tạ cũng có nguy cơ cao khiến bệnh trĩ trầm trọng hơn do bài tập tạo ra căng cơ và tăng áp lực vùng bụng.

Mặc dù người bệnh trĩ tập tạ được coi là an toàn nếu bài tập không gây ra các cơn đau và không khiến các triệu chứng tăng nặng nhưng nếu tập tạ quá nặng khiến cơ thể phải căng cơ thì lại khiến bệnh trĩ trầm trọng hơn. Do đó, với bài tập này, người bệnh trĩ cần lắng nghe cơ thể để thực hiện một cách an toàn.

photo-1702441705717

Người bệnh trĩ không nên thực hiện tập tạ để tránh bệnh trầm trọng hơn.

2. Làm cách nào để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ

  • Tiêu thụ đủ chất xơ trong chế độ ăn.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể.
  • Tránh căng thẳng hoặc ngồi trong nhà vệ sinh trong thời gian dài.
  • Tập thể dục vừa phải dưới mọi hình thức, vì nó làm tăng tuần hoàn và cải thiện sức khỏe mạch máu.

Mời bạn xem tiếp video:

Phần 5: Những đối tượng nào dễ mắc bệnh trĩ nhất? I SKĐS



Lê Mỹ Giang
Theo livestrong
Ý kiến của bạn