Liệu bạn có những thói quen xấu gây ung thư hay không? Và phải làm thế nào, nếu như chúng ta có quá nhiều thói quen xấu?
1. Uống bia, rượu nhiều
Uống bia, rượu nặng thường xuyên tăng nguy cơ ung thư gan, miệng, vòm họng, thực quản, v.v.
Uống bia, rượu ít nặng nhiều và thường xuyên có thể là mối đe dọa tới sức khỏe của bạn. Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc, việc lạm dụng bia, rượu làm tăng nguy cơ ung thư gan, vòm họng, vú, miệng, thực quản, đại trực tràng, v.v. Càng uống nhiều, nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Rượu tăng nguy cơ ung thư vì nó hoạt động như một chất kích thích, làm hư hại tế bào. Rượu cũng ngăn cản các tế bào tự sửa chữa, dễ dẫn tới những thay đổi trong DNA và làm cho tế bào phát triển bất thường, gây ung thư.
2. Thường xuyên căng thẳng, stress
Căng thẳng thường xuyên có thể tăng nguy cơ mắc ung thư.
Tất cả chúng ta đều từng trải qua những căng thẳng từ công việc, gia đình, và đó chỉ là những thử thách hàng ngày của cuộc sống. Tuy nhiên, nếu căng thẳng quá mức và thường xuyên mà không có cách giải quyết, có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến bạn dễ mắc ung thư.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy một số bệnh ung thư có thể liên quan đến stress trong công việc, tiêu biểu như ung thư phổi. Căng thẳng liên tục trong công việc khiến tăng nhịp tim và thở nhanh hơn. Nó cũng có thể gây căng phổi, và gây ra các biến chứng với hệ hô hấp của bạn theo thời gian. Căng thẳng kinh niên cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa và trầm cảm.
3. Thiếu ngủ thường xuyên
Nên ngủ đủ giấc, từ 7-9h mỗi ngày. Thiếu ngủ thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí ung thư.
Người trưởng thành cần ngủ tối thiểu 7-9h mỗi đêm. Nếu bạn thiếu ngủ thường xuyên, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tăng nguy cơ ung thư nói chung, điển hình như ung thư vú ở phụ nữ.
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng sự gián đoạn nhịp sinh học, sự ức chế melatonin vào ban đêm khi bạn thiếu ngủ chính là nguyên nhân. Rối loạn nhịp sinh học do thiếu ngủ, thức đêm nhiều cũng làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng.
4. Hút thuốc lá nhiều
Khói thuốc lá chứa hàng ngàn hóa chất độc hại, nhiều hóa chất có khả năng gây ung thư, đặc biệt phải kể đến ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư miệng, v.v. Không chỉ tăng nguy cơ ung thư, hút thuốc lá ở những bệnh nhân ung thư cũng khiến họ tử vong nhanh hơn.
5. Béo phì, thừa cân
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, béo phì, thừa cân làm tăng nguy cơ ung thư vú, đại trực tràng, thực quản, thận và tuyến tụy. Hơn nữa, những phụ nữ có quá nhiều mỡ bụng cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, v.v. Chất béo trong cơ thể có thể gây ra những tác động có hại, như sản sinh hormone và các yếu tố tăng trưởng có ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào, gây ra ung thư.
6. Ăn uống không khoa học
Chế độ ăn uống thiếu khoa học như: ăn nhiều đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên nướng, nhiều chất béo, thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, v.v. và ít rau xanh, trái cây làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Bên cạnh đó, thực phẩm không đảm bảo an toàn như: bị nấm mốc, chứa thuốc bảo quản, tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, v.v. cũng làm tăng khả năng phát triển ung thư.
Để bảo vệ mình, chúng ta nên tìm kiểu kỹ và lựa chọn những thực phẩm ăn toàn; Nên hạn chế ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn thay vào đó là thực phẩm tươi, có nguồn gốc từ cá, thịt gia cầm; Tăng cường ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây.
7. Lười vận động, tập thể dục
Lười vận động, thừa cân, béo phì đều là yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng.
Ngồi nhiều, lười vận động là một thói quen xấu không chỉ đe dọa sức khỏe nói chung, mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Theo các nghiên cứu, ngồi nhiều làm tăng nguy cơ viêm trong cơ thể, và viêm mãn tính có thể dẫn tới ung thư. Ngược lại, tăng cường vận động và thể dục thể thao sẽ giúp cải thiện sức khỏe, giúp cơ thể bạn có khả năng chống lại bệnh tật và ung thư. Tập thể dục đều đặn cũng giúp duy trì trọng lượng lý tưởng, giảm béo phì – đây là yếu tố nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng, ung thư vú, v.v.
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư nếu như bạn có những thói quen xấu này?
- Bỏ thuốc lá, hạn chế uống bia rượu
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau củ quả
- Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày, tối thiểu 30-60 phút/ ngày.
- Những người thừa cân cần tập luyện và có chế độ ăn kiêng hợp lý để giảm cân
- Tiêm phòng: viêm gan B, virus HPV (đối với nữ)
- Các biện pháp phòng ngừa ung thư chỉ mang tính chất tương đối, hơn nữa có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển ung thư mà chúng ta không kiểm soát được, chẳng hạn như di truyền. Do vậy, khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kỳ hàng năm là việc rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Tầm soát ung thư đặc biệt khuyến cáo cho những người trên 40 tuổi vì đây là độ tuổi có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất.
Chung tay đẩy lùi ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã nghiên cứu và xây dựng hệ thống gói khám tầm soát ung thư với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết giúp phát hiện sớm ung thư để tăng cơ hội chữa khỏi bệnh. Các gói khám đa dạng, xây dựng riêng cho từng độ tuổi, giới tính Nam và Nữ. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Bệnh viện Thu Cúc gửi lời cảm ơn tới những người thầy, cô với món quà: Tặng voucher 500.000 đồng cho các thầy, cô giáo khi khám tầm soát ung thư Chương trình được áp dụng từ 01/11 – 30/11/2017. Xem chi tiết Tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe cá nhân, tiền sử bệnh gia đình, v.v. quý thầy cô có thể lựa chọn gói khám phù hợp cho mình hoặc theo tư vấn của bác sĩ. Bệnh viện Thu Cúc còn có rất nhiều gói khám tầm soát ung thư khác. Xem tại đây. |