1. Sạch sẽ - quy tắc nấu ăn số 1
Thường xuyên rửa tay và các bề mặt vì vi trùng gây ngộ độc thực phẩm có thể tồn tại ở nhiều nơi và lây lan xung quanh nhà bếp của bạn.
Rửa tay trong 20 giây bằng xà phòng và nước trước, trong, sau khi chế biến thức ăn và trước khi ăn.
Rửa đồ dùng, thớt và mặt bàn của bạn bằng nước xà phòng, tốt nhất là với nước nóng.
Rửa trái cây tươi và rau quả dưới vòi nước.
2. Riêng biệt
Không lây nhiễm chéo là hiệu quả của việc để riêng thực phẩm.
Thịt sống, thịt gia cầm, hải sản và trứng có thể lây lan vi trùng sang thực phẩm ăn liền - do đó bạn cần để chúng riêng biệt.
Sử dụng thớt và đĩa riêng cho thịt sống, gia cầm và hải sản.
Khi đi mua hàng tạp hóa, hãy để thịt sống, thịt gia cầm, hải sản và nước trái cây của chúng tránh xa các thực phẩm khác.
Giữ thịt sống, thịt gia cầm, hải sản và trứng tách biệt với tất cả các thực phẩm khác trong tủ lạnh.
3. Nấu chín ở nhiệt độ thích hợp
Thực phẩm được nấu chín an toàn khi nhiệt độ đủ cao để tiêu diệt vi trùng có thể gây bệnh cho bạn. Nếu có điều kiện, tốt nhất là sử dụng nhiệt kế thực phẩm để biết thực phẩm đã được nấu chín an toàn hay chưa. Bạn khó có thể biết thực phẩm đã được nấu chín an toàn hay chưa bằng cách kiểm tra màu sắc và kết cấu của nó.
4. Làm lạnh
Làm lạnh thực phẩm ngay lập tức giúp hạn chế nguy cơ xâm lấn của vi khuẩn.
Giữ tủ lạnh của bạn ở nhiệt độ 40°F trở xuống.
Làm lạnh thực phẩm dễ hỏng trong vòng 2 giờ. Nếu để thực phẩm tiếp xúc với nhiệt độ trên 90°F (như trên xe hơi nóng hoặc đi dã ngoại), hãy cho vào tủ lạnh trong vòng 1 giờ.
Rã đông thực phẩm đông lạnh một cách an toàn trong tủ lạnh, trong nước lạnh hoặc trong lò vi sóng. Không bao giờ rã đông thực phẩm bên ngoài vì vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng khi để ở nhiệt độ phòng.
Nếu sau ăn uống, xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, nếu có người ăn cùng món ăn xuất hiện các triệu chứng kia hãy nghĩ đến khả năng bị ngộ độc thực phẩm.
BSCKII. Đinh Quý Minh – Trưởng khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị khuyến cáo người dân cần hết sức thận trọng trong việc chọn mua thực phẩm, cần có nguồn gốc rõ ràng cũng như thận trọng trong việc bảo quản, chế biến thực phẩm tránh bị ngộ độc thực phẩm. Mọi người cần thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi; chọn thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh đúng yêu cầu, cần nhớ nguyên tắc tách riêng thực phẩm sống và chín, kể cả các dụng cụ chế biến, chứa đựng; rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Thức ăn thừa cần đun lại ngay sau khi ăn và làm nguội nhanh rồi bảo quản lạnh.
Xem thêm video đang được quan tâm:
14 món ăn giúp trị cảm lạnh có thể bạn chưa biết?