4 nhóm đối tượng cần ưu tiên tiêm vaccine sởi sớm

23-06-2025 17:21 | Phòng mạch online

SKĐS - Sởi là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan, đặc biệt đối với những người chưa có miễn dịch. Việc tiêm phòng sởi được xem là biện pháp ngăn ngừa nguy cơ dịch bùng phát. 4 nhóm đối tượng dưới đây cần ưu tiên tiêm phòng sớm nhằm bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Vì sao cần tiêm vaccine sởi trước khi mang thai?Vì sao cần tiêm vaccine sởi trước khi mang thai?

SKĐS - Sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh sởi là tiêm vaccine phòng ngừa trước khi mang thai 3 tháng để cơ thể tạo miễn dịch chủ động với virus sởi...

Những người cần được ưu tiên tiêm vaccine sởi sớm

Trẻ dưới 5 tuổi chưa được tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ

Trẻ em là đối tượng dễ lây sởi nhất, đặc biệt là dưới 5 tuổi vì có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ bị tác động bởi virus gây bệnh, dẫn đến nguy cơ biến chứng nặng như viêm phổi, viêm màng não, thậm chí tử vong. Theo thống kê sởi là một trong những bệnh gây biến chứng và tử vong hàng đầu ở trẻ trong nhóm tuổi này. Trẻ đã tiêm vaccine nhưng chưa đủ mũi hoặc chưa đến độ tuổi tiêm chủng nằm trong nhóm dễ tổn thương và cần được bổ sung tiêm phòng kịp thời.

Đặc biệt ở nhóm trẻ có bệnh nền như tim mạch, hen suyễn, bệnh thận… thì dễ gặp các biến chứng nghiêm trọng khi mắc sởi. Các biến chứng thường gặp bao gồm viêm phổi – nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ mắc sởi, viêm tai giữa, tiêu chảy và viêm loét giác mạc. Ngoài ra biến chứng ít gặp hơn như viêm não có tỷ lệ tử vong lên đến 40%. Về lâu dài trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến phát triển thể chất hoặc mắc viêm não bán cấp, gây rối loạn hành vi và tâm thần, không có phương pháp điều trị. Vì vậy cha mẹ hãy cho con mình đi tiêm phòng sởi sớm, đúng lịch theo khuyến cáo của ngành y tế.

Người lớn chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm vaccine

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc họ Paramyxovirus, bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cũng giống như trẻ em, người lớn mắc sởi cũng có thể gặp các triệu chứng nặng như biến chứng viêm phổi, viêm não và suy giảm miễn dịch nghiêm trọng. Vì vậy nếu người lớn chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm vaccine cũng cần được tiêm phòng bổ sung sởi sớm.

Theo thống kê người chưa tiêm chủng là nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh từ 90 – 100% nếu tiếp xúc virus sởi. Bên cạnh đó nguy hiểm hơn khi người lớn mắc sởi thì triệu chứng bệnh có thể không đặc trưng như ở trẻ nhỏ, dễ nhầm lẫn với sốt siêu vi hay sốt phát ban thông thường. Bệnh nhân mắc bệnh sởi thường không nhận biết được sớm, vẫn đi học, đi làm và trở thành nguồn lây cho cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng nguy cơ cao như người già, trẻ nhỏ.

4 nhóm đối tượng cần ưu tiên tiêm vaccine sởi sớm- Ảnh 2.

Tiêm phòng vaccine sởi được xem là biện pháp ngăn ngừa nguy cơ dịch bùng phát.

Phụ nữ chuẩn bị mang thai và phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản

Phụ nữ chuẩn bị mang thai được đặc biệt khuyến cáo tiêm vaccine sởi trước khi mang thai tốt nhất 3 tháng. Điều này giúp tạo miễn dịch thụ động từ mẹ sang con, bảo vệ trẻ sơ sinh trong những tháng đầu tiên khi chưa thể tiêm phòng. Nếu bà bầu mắc sởi thì nguy cơ lây truyền virus cho thai nhi rất cao, dẫn đến dị tật bẩm sinh hoặc các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là trong 12 tuần đầu của thai kỳ.

Địa phương có nguy cơ cao hoặc đang là ổ bệnh sởi

Các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp hoặc đang có dịch sởi bùng phát là nơi có nguy cơ lây lan lớn. Những người sống trong môi trường này, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người già cần được ưu tiên tiêm phòng. Hoạt động chiến dịch tiêm vaccine tại các khu vực này chính là biện pháp ngăn chặn dịch hiệu quả nhất.

Ngoài ra, những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh bao gồm giáo viên, bảo mẫu, nhân viên y tế cũng có thể lây nhiễm sởi cần phải được tiêm phòng. Đây là nhóm có nguy cơ cao nhiễm virus do tiếp xúc gần với trẻ chưa tiêm phòng hoặc bị mắc bệnh sởi. Đặc biệt nhân viên y tế làm việc trong các môi trường điều trị cần có miễn dịch để bảo vệ bản thân và tránh lây bệnh cho bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân.

Bệnh sởi có thể bị mấy lần trong đời, làm sao để phòng ngừa?Bệnh sởi có thể bị mấy lần trong đời, làm sao để phòng ngừa?

SKĐS - Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể mắc một lần trong đời nhờ miễn dịch tự nhiên. Tiêm vaccine và vệ sinh cá nhân giúp phòng ngừa hiệu quả.

BS Nguyễn Văn Dũng
Ý kiến của bạn