4 Nguyên tắc vàng giúp người cao tuổi phục hồi sau tai biến

18-07-2017 10:15 | Y học 360
google news

SKĐS - Bệnh tai biến luôn là nỗi sợ hãi của nhiều người lớn tuổi và người thân của họ, không chỉ vì nguy cơ tử vong cao, mà những hậu quả để lại sau tai biến cũng vô cùng nghiêm trọng như: liệt nửa người, sống phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Tin vui là trên thực tế, có không ít bệnh nhân tai biến đã trở lại với cuộc sống bình thường nhờ điều trị hiệu quả đi kèm sự chăm sóc nhẫn nại, chu đáo của người thân với các nguyên tắc vàng sau đây:

Nguyên tắc 1: Chế độ dinh dưỡng tăng cường chất chống oxy hóa

Theo các bác sĩ, bệnh nhân sau tai biến cần bổ sung chế độ ăn cân bằng tinh bột, đạm, đường, chất béo, rau củ và trái cây như người bình thường, nhưng cần chế biến phù hợp tùy tình trạng bệnh nhân. Người thân nên chọn cách chế biến thức ăn dạng mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, tránh các thức ăn có chất kích thích như gia vị ớt riềng, rượu, cà phê…hoặc những món ăn quá mặn hoặc quá ngọt.

Những loại thực phẩm giàu chất chống oxi hóa

Đặc biệt sau tai biến, lượng gốc tự do sinh ra nhiều từ các tế bào viêm khiến tình trạng tổn thương càng nặng. Cho nên, trong khẩu phần người bệnh sau tai biến cần cung cấp đủ các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, bổ sung vitamin C, E với đa dạng các loại trái cây, các loại đậu hạt, xúp lơ, bắp cải, khoai tây và các loại rau màu xanh đậm.

Nguyên tắc 2: Vận động 30 phút mỗi ngày

Người sau tai biến thường được khuyến khích vận động tay chân để tránh bị teo cơ, cứng khớp, hoại tử, đồng thời giúp tạo đà cho việc hồi phục về sau. Đối với bệnh nhân chưa đi lại được, người nhà nên dành 30 phút mỗi ngày để giúp họ thay đổi tư thế nằm như: xoay người sang trái phải, nằm thẳng, gập gối, nâng đùi, gập khuỷu tay, xoay cổ chân tay... Các động tác này tuy đơn giản nhưng phải đúng kỹ thuật, cần được hướng dẫn bởi các bác sĩ hay điều dưỡng.

Vận động 30 phút mỗi ngày để tránh bị teo cơ, cứng khớp, hoại tử…do nằm lâu

Trường hợp bệnh nhân vẫn có thể đi lại được, người nhà nên khuyến khích bệnh nhân tự chủ việc đứng dậy, đi lại quanh nhà từ 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày. Vừa tập đi, bệnh nhân vừa phải tập đứng 1 chỗ hoặc cúi nhặt vật trên sàn nhà để tập giữ thăng bằng. Sau bài tập, người bệnh cần được nên thực hiện xoa bóp tay chân để giúp máu lưu thông tốt hơn và tránh chuột rút.

Nguyên tắc 3: Duy trì tinh thần tích cực

Với bệnh nhân tai biến, mặc cảm bệnh tật và lo sợ trở thành gánh nặng của người khác khiến họ có những biểu hiện rối loạn cảm xúc như: trầm cảm, chán nản, mất hy vọng... Theo thông tin từ Bệnh viện Tâm thần TP. HCM, tỷ lệ trầm cảm sau tai biến là gần 50%, chưa kể đến những trường hợp trầm cảm không được nhận biết. Về lâu dài, bệnh có tiến triển xấu hơn do không được tái hòa nhập sau khi ra viện.

Trò chuyện và động viên giúp bệnh nhân tai biến duy trì tinh thần lạc quan

Vì thế, bệnh nhân tai biến cần được khích lệ, động viên về tinh thần, giúp họ tham gia tích cực vào việc tập luyện và phục hồi chức năng. Có khoảng 30% những người bệnh liệt nửa người bị rối loạn ngôn ngữ nên việc trò chuyện, khuyến khích họ nói là rất quan trọng. Ngoài ra, bệnh nhân rất muốn được quan tâm, yêu thương từ những cử chỉ nhỏ như: nắm tay, thủ thỉ tâm sự, massage, cùng nghe nhạc, đọc sách cho họ nghe…

Nguyên tắc 4: Tự chủ trong vấn đề vệ sinh cá nhân

Sau khi bị tai biến, ngoài những trường hợp mất hoàn toàn khả năng đi lại, vận động, có rất nhiều trường hợp tai biến nhẹ, cơ hội phục hồi vận động vẫn còn rất cao. Tuy nhiên với quan niệm người lớn tuổi khó có khả năng hồi phục, nhiều gia đình chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề phục hồi chức năng cho người sau tai biến, cộng với tâm lý e ngại vì phải phụ thuộc của người bệnh khiến không ít người từ bỏ việc tập luyện, từ đó mất dần khả năng hồi phục vĩnh viễn. Để giúp người lớn tuổi có cơ hội bình phục hoàn toàn, các gia đình cần kiên trì động viên, hỗ trợ tập luyện và khuyến khích người lớn tuổi tự chủ trong sinh hoạt, đặc biệt là vấn đề vệ sinh, tạo điều kiện tốt nhất để người lớn tuổi cảm thấy thoải mái, tự tin từ đó tăng cường vận động và nhanh chóng phục hồi.

Một trong những sản phẩm hỗ trợ tốt nhất cho vấn đề tự chủ vệ sinh của người lớn tuổi là tã quần. Không như tã dán thích hợp hơn dành cho những người không còn khả năng đi lại, những người vẫn còn khả năng đi lại hoặc trong giai đoạn tập đi cần một biện pháp hỗ trợ giúp họ cảm thấy thoải mái nhất khi vận động và dễ dàng tự thay khi cần. Nhờ đó người lớn tuổi có thể hạn chế phải nhờ đến sự trợ giúp, từ đó xóa bỏ tâm lý bi quan, mặc cảm và tìm lại niềm vui sống.

Hiện tại, Caryn là nhãn hiệu tã giấy người cao tuổi duy nhất trên thị trường có 2 sản phẩm tã quần: tã quần mỏng nhẹ và tã quần siêu thấm

Tuy vậy, khi lựa chọn tã quần, cần phân biệt rõ từng loại tã dựa vào khả năng đi lại của người dùng. Đối với người có thể tự đi lại được, nên chọn tã quần loại mỏng nhẹ, giúp người lớn tuổi hoàn toàn thoải mái trong quá trình vận động, hạn chế tối đa cảm giác đang mặc tã. Với những người đi lại nhờ sự trợ giúp, cần một loại tã quần với khả năng thấm hút cao hơn, giúp họ yên tâm tập luyện mà không lo bị tràn.

Tìm hiểu thêm các bài tập phục hồi vận động cho người lớn tuổi tại: http://www.caryn.com.vn/adult/rehabilitation/index.html


Ý kiến của bạn