Hà Nội

4 nguyên tắc cha mẹ cần "nằm lòng" khi con mắc tay chân miệng

17-06-2022 10:00 | Y học 360
google news

Dịch tay chân miệng diễn ra theo đợt 2 lần mỗi năm khiến biết bao phụ huynh lo lắng, bất an. Mặc dù bệnh có thể điều trị tại nhà nhưng cha mẹ cũng cần nắm vững 4 nguyên tắc đẩy lùi bệnh trong bài viết dưới đây để tránh bệnh tình của con thêm nặng.

Nguyên tắc 1: Cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng thời điểm

Sốt thường là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị tay chân miệng. Việc hạ sốt cũng cần tuân thủ nguyên tắc sau:

- Sốt dưới 38 độ C: Phụ huynh nên chườm ấm để giúp trẻ hạ nhiệt.

- Sốt cao trên 38 độ C: Dùng paracetamol với liều 10-15mg/kg cân nặng để hạ sốt, có thể cho trẻ uống 4-6 lần/ngày. Với ibuprofen thì cần có hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng.

4 nguyên tắc cha mẹ cần "nằm lòng" khi con mắc tay chân miệng - Ảnh 1.

Dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao trên 38 độ C

Bên cạnh đó, phụ huynh cần theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên bằng cách đo thân nhiệt sau mỗi 2 giờ. Trong trường hợp con bị sốt cao trên 39 độ C tức là bệnh của con đang tiến triển nặng hơn, cha mẹ cần cho trẻ tới bệnh viện sớm nhất có thể.

Nguyên tắc 2: Xử lý vết mụn nước, phát ban trên da ngay từ khi mới xuất hiện

Bệnh tay chân miệng thường đi kèm với các nốt phát ban và mụn nước mọc ở lòng bàn chân, bàn tay, quanh miệng và một số vị trí khác. Khi xử lý các tổn thương này cho con, cha mẹ cần lưu ý:

- Vệ sinh các đốm mụn sạch sẽ bằng nước ấm rồi lau khô, khoảng 2-3 tiếng nên rửa 1 lần.

- Sử dụng các chất kháng khuẩn mạnh để làm sạch nốt mụn nước, phát ban. Những chất này khi bôi lên phải đảm bảo không khiến trẻ bị đau, xót hoặc phải kích thích quá trình làm lành vết thương ngoài da. Cha mẹ có thể sử dụng dizigone, chlorhexidine, povidone-iod 10% hoặc gel chứa ion bạc. Phụ huynh nên thoa từ 3-4 lần/ngày cho con để tránh tình trạng nhiễm trùng tại các đốm mụn.

4 nguyên tắc cha mẹ cần "nằm lòng" khi con mắc tay chân miệng - Ảnh 2.

Vệ sinh các nốt mụn nước hoặc phát ban trên da

Nguyên tắc 3: Không bỏ qua các vết loét trong miệng

Đi kèm với các nốt phát ban hay mụn nước trên da thì trong niêm mạc miệng của trẻ cũng có những vết loét. Khác với nốt phát ban trên da không gây đau thì những vết loét khoang miệng khiến trẻ đau và khó chịu khi nhai nuốt. Đây là lý do vì sao trẻ hay quấy khóc và biếng ăn. 

Sự tác động tiêu cực của bệnh tới cơ thể cùng việc giảm bổ sung nguồn dinh dưỡng từ ngoài do biếng ăn khiến đề kháng của trẻ suy giảm mạnh. Điều này càng làm bệnh thêm nặng. Do đó, muốn bệnh tay chân miệng của con sớm cải thiện, cha mẹ cần sớm xử lý các vết loét trong miệng. Tuy nhiên, việc xử lý cũng cần tuân thủ nguyên tắc:

- Sát khuẩn: Việc sát khuẩn niêm mạc miệng nhằm đảm bảo các vết loét không bị nhiễm trùng hay mưng mủ. Nhờ thế mà chúng cũng sẽ dần co lại và lành hẳn. Nếu không may trẻ bị loét nặng hoặc nhiễm trùng thì thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ là cần thiết.

- Lựa chọn chất sát khuẩn: Ngoài việc lựa chọn chất sát khuẩn đủ mạnh, phụ huynh cũng cần lưu ý chọn loại dùng được trong miệng, không gây đau xót hoặc làm ảnh hưởng tới vị giác của con.

- Giảm triệu chứng đau giúp làm dịu cảm giác khó chịu cho trẻ.

4 nguyên tắc cha mẹ cần "nằm lòng" khi con mắc tay chân miệng - Ảnh 3.

Xử lý vết loét trong miệng cho trẻ

Chuyên gia da liễu cũng lưu ý phụ huynh không nên dùng oxy già, cồn… để súc miệng hay sát khuẩn vết loét cho trẻ vì chúng gây xót và cản trở quá trình lành sẹo. Hơn nữa, nếu trẻ nuốt phải các chất này sẽ gây hại tới sức khoẻ. Thay vào đó, nên dùng gel bôi chứa ion bạc, vừa sát khuẩn, giảm đau lại an toàn khi bôi trực tiếp trong miệng.

Nguyên tắc 4: Kết hợp trong uống - ngoài bôi để tác động toàn diện

Muốn đẩy lùi bệnh tay chân miệng cho trẻ nhanh, chỉ bôi chất sát khuẩn ngoài da hoặc uống thuốc riêng lẻ là không đủ mà cần phải kết hợp. Sự kết hợp mang lại tác dụng nội - ngoại công kích, cho hiệu quả toàn diện, bền vững.

Hiểu được cơ chế này, các nhà khoa học đã thiết kế bộ đôi "trong uống - ngoài bôi" cốm cùng gel Subạc, tạo ra sự bảo vệ tốt cho trẻ bị tay chân miệng.

- Gel Subạc chứa nano bạc và chiết xuất neem có tác dụng kháng khuẩn, trong khi đó chitosan - lại có tác dụng kích thích tái tạo da, giúp trẻ giảm ngứa và tránh sẹo.

- Cốm Subạc giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là sản phẩm tập trung vào các bệnh ngoài da do virus như chân tay miệng. Khi hệ miễn dịch của trẻ được tăng cường thì cơ thể con sẽ tự chống chọi được với tác nhân gây hại.

4 nguyên tắc cha mẹ cần "nằm lòng" khi con mắc tay chân miệng - Ảnh 4.

Bộ đôi trong uống ngoài bôi cốm và gel Subạc

Có sẵn bộ đôi Subạc trong nhà, cha mẹ sẽ luôn yên tâm vì con được bảo vệ để vui khỏe đến trường. Nếu không may có nhiễm tay chân miệng thì triệu chứng cũng nhẹ và mau phục hồi hơn.

Rất nhiều phụ huynh có con bị tay chân miệng đã tin tưởng dùng Subạc và nhận được hiệu quả bất ngờ.

Trên đây là những nguyên tắc mà cha mẹ cần "nằm lòng" khi con bị tay chân miệng. Hy vọng chúng sẽ giúp các vị phụ huynh chăm sóc con trẻ hiệu quả hơn để bệnh tình của trẻ sớm được đẩy lùi.

Sản phẩm gel Subạc được phân phối bởi Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar.

Địa chỉ: 173 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 024.37757240.

Sản phẩm Cốm Subạc được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Địa chỉ: 171 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Liên hệ: 024.38461530 - 028.62647169.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Khánh Vũ
Ý kiến của bạn