Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, hồi 13 giờ ngày 3/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 7,4 độ Vĩ Bắc; 114,1 độ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 250km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 7-8.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15km. Đến 13 giờ ngày 4/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 8,9 độ Vĩ Bắc; 110,7 độ Kinh Đông, cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 260km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 7-8.
Chùm ảnh đường đi và vị trí của ấp thấp nhiệt đới. Nguồn: nchmf
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển quần đảo Trường Sa có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-9 và có mưa dông mạnh; biển động. Từ sáng mai (4/11), do ảnh hưởng kết hợp với không khí lạnh nên vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2-3m; biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh nên ở vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị-Quảng Ngãi, tiếp tục có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh. Sóng biển cao từ 2-3m. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
7 nhà sập đổ, cuốn trôi; 16 nhà hư hỏng. Nhà bị ngập nước 367 nhà (tại 7 xã của 2 huyện Hương Khê và Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh). Tại Quảng Bình, Quảng Trị đến chiều 2/11 và sáng ngày 3/11 nước đã rút hết không còn nhà dân bị ngập. Cơ sở hạ tầng khác: 35 điểm trường, 300 phòng học, 6 cơ sở y tế bị ngập nước (Quảng Bình).
Về nông nghiệp: 35ha lúa và 261ha hoa màu, cây trồng hàng năm bị ngập, hư hỏng, 182 con gia súc, 6070 con gia cầm bị cuốn trôi (chủ yếu ở Quảng Bình).
Về thủy lợi: 500m đê dưới cấp IV, 100m kè, 9 đập, cống và một số đoạn đê bao ngăn mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp bị xói lở, hư hỏng. Tàu thuyền nhỏ bị đứt neo trôi dạt: 1 cái.
Về giao thông: Tại Hà Tĩnh: tính đến 17h ngày 2/11/2016 các tuyến đường liên thôn, liên xã huyện Hương Khê vẫn bị ngập sâu từ 1,0-1,5m. Tại Quảng Bình: tính đến 7h ngày 3/11/2016, nước đã rút và hầu hết các tuyến đường đã thông xe. Hiện chỉ còn một số đoạn trên tuyến tỉnh lộ/quốc lộ: 15, 559, 564B bị ngập cục bộ từ 0,5 - 2,0m. Tại Quảng Trị: đến chiều 2/11/2016 nước đã rút và các tuyến đường đã thông xe.
*** Sáng nay (3/11), trên rãnh áp thấp có trục 6-8 độ vĩ Bắc đã hình thành áp thấp nhiệt đới trên vùng biển đông nam quần đảo Trường Sa.
Hồi 10 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 7,5 độ Vĩ Bắc; 114,0 độ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 250km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 7-8.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km. Đến 10 giờ ngày 04/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,1 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 190km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 7-8.
Ảnh mây vệ tinh. Nguồn: nchmf
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển quần đảo Trường Sa có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-9 và có mưa dông mạnh; biển động. Từ sáng mai (4/11), do ảnh hưởng kết hợp với không khí lạnh nên vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao từ 2-3m; biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh nên ở Vịnh Bắc Bộ, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị-Quảng Ngãi, tiếp tục có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh. Sóng biển cao từ 2-3m. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Lũ khẩn cấp ở Bình Định, Phú Yên
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, lũ sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh), các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Kon Tum đang xuống; sông Vu Gia (Quảng Nam) đã đạt đỉnh, đỉnh lũ tại Ái Nghĩa 7,95m, dưới BĐ2 0,05m; các sông từ Bình Định đến Ninh Thuận và Gia Lai, Đắk Lắk đang lên.
Mực nước lúc 7 giờ ngày 3/11 trên sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ 12,45m, trên BĐ2 0,45m; tại Hòa Duyệt 9,92m, dưới BĐ3 0,58m; Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy 2,34m, trên BĐ2 0,14m; Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa 7,85m, dưới BĐ2 0,15m; Sông Trà Khúc tại Trà Khúc 3,97m, trên BĐ1 0,47m; Sông Vệ tại trạm Sông Vệ 3,31m, dưới BĐ2 0,19m; Sông Kôn tại Thạch Hòa 8,08m, ở mức BĐ3; Sông Kỳ Lộ tại Hà Bằng 10,97m, trên BĐ3 1,47m; Sông Ba tại Ayunpa 155,38m, dưới BĐ3 0,62m, tại Củng Sơn 32,60m, trên BĐ2 0,6m, tại Phú Lâm 1,82m, trên BĐ1 0,12m; Sông Dinh tại Ninh Hòa 4,23m, trên BĐ1 0,23m; Sông Cái Nha Trang tại Đồng Trăng 8,22m, trên BĐ1 0,22m; Sông Cái Phan Rang tại Tân Mỹ 36,47m, trên BĐ1 0,47m.
Dự báo, lũ trên các sông từ Bình Định đến Ninh Thuận và Đắk Lắk tiếp tục lên. Sông Kôn tại Thạch Hòa lên mức 8,4m, trên BĐ3 0,4m; Sông Kỳ Lộ tại Hà Bằng lên mức 11,5m, trên BĐ3 2,0m; Sông Ba tại Ayunpa lên mức 156,5m, trên BĐ3 0,5m, tại Củng Sơn lên mức 35,5m, trên BĐ3 2,0m, tại Phú Lâm lên mức 4,2m, trên BĐ3 0,5m (lưu lượng xả của hồ Ba Hạ lúc 9h/03/11: 9400m3/s). Sông Dinh tại Ninh Hòa lên mức 5,5m, ở mức BĐ3; Sông Cái Nha Trang tại Đồng Trăng lên mức 11,0m, ở mức BĐ3; Sông Cái Phan Rang tại Tân Mỹ lên mức 38,0m, ở mức BĐ3.
Cần đề phòng mưa lũ ảnh hưởng đến an toàn các hồ chứa. Ảnh Internet.
Lũ trên các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai tiếp tục xuống. Sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ xuống mức 11,5m, dưới BĐ2 0,5m; tại Hòa Duyệt 9,5m, trên BĐ2 0,5m; Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy xuống mức 2,0m, dưới BĐ2 0,2m; Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa xuống mức 7,5m, dưới BĐ2 0,5m; Các sông khác từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi còn trên mức BĐ1.
Cảnh báo, chiều và đêm nay (3/11), lũ trên các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có khả năng lên lại; các sông ở Bình Thuận sẽ lên. Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn, lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng cục bộ tại vùng trũng, thấp các tỉnh từ Quảng Nam đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên. Đặc biệt là các huyện Tây Giang, Đông Giang, Đại Lộc (Quảng Nam); Sơn Tây, Sơn Hà (Quảng Ngãi); Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Quy Nhơn (Bình Định); An Khê, Ayunpa, Manggiang, Phú Thiện, IaPa (Gia Lai); Kon Plong (Kon Tum); Sông Cầu, Sơn Hòa, Đồng Xuân, Tuy Hòa (Phú Yên); Thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa).
Cần đề phòng mưa lũ ảnh hưởng đến an toàn các hồ chứa trên địa bàn các tỉnh trên, đặc biệt là các hồ chứa thuộc các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 2-3