4 ngày Kon Tum xảy ra 15 trận động đất, có gì bất thường?

18-04-2022 16:29 | Xã hội
google news

SKĐS - Tiếp tục chu kỳ động đất, chỉ trong buổi sáng đến chiều ngày 18/4, Kon Tum lại xảy ra liên tiếp 5 trận động đất, trong đó trận có cường độ lớn nhất lên đến 4,5 độ richter.

Thời tiết có xu hướng ấm lên từ ngày 21/4Thời tiết có xu hướng ấm lên từ ngày 21/4

Ngày 18/4, Trưởng Phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, tình hình mưa, lạnh ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ chấm dứt trong ngày 21/4, một số khu vực mưa nhỏ, lượng mưa và cường độ mưa giảm dần. Từ ngày 21/4, thời tiết có xu hướng ấm lên.

Tần suất động đất rất lớn

Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu vừa phát đi bản tin động đất. Theo đó, vào lúc 14h19'12'' ngày 18/4, một trận động đất  có độ lớn 3,6 xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.727 độ vĩ Bắc, 108.442 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Trước đó gần 2 tiếng, trận động đất có độ lớn lên đến 4,5 đã xảy ra vào lúc 12h54'22" tại vị trí có tọa độ (14.713 độ vĩ Bắc, 108.468 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1km.  Đây là trận động đất xảy ra thứ 4 trong ngày. Trước đó là các trận động đất xảy ra vào 11h57'44" với độ sâu chấn tiêu 12.1km;

Bất thường trong động đất liên tiếp ở Kon Tum - Ảnh 2.

5 trận động đất liên tiếp, có cường độ lớn trung bình xảy ra ở Kon Plông, Kon Tum.

Vào lúc 6h22'03", trận động đất có độ lớn 2.9 xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.864 độ vĩ Bắc, 108.264 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8 km; Lúc 6h13'21"  một trận động đất có độ lớn 2.5 xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.876 độ vĩ Bắc, 108.192 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0. Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Vậy là chỉ trong vòng 4 ngày, tại Kon Tum đã xảy ra đến 15 trận động đất. Hiện các trận động đất này chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo một chuyên gia về vật lý địa cầu, tần suất xảy ra các trận động đất quá dày như vậy thể hiện rõ sự bất thường. Nếu không nằm ở vùng địa chất có nhiều đứt gãy, không có các yếu tố ngoại sinh thì cần xem xét nguyên nhân dẫn đến các trận động đất này để đánh giá rủi ro trong tương lai.

Nguyên nhân là hồ chứa thủy điện?

PGS.TS Cao Đình Triều, nguyên cán bộ Viện Vật lý Địa cầu cho rằng, Động đất liên tiếp ở khu vực này có thể là động đất kích thích, xảy ra khi có sự tác động của hồ chứa thủy điện tích nước lên đới đứt gãy hoạt động trong khu vực.

Bất thường trong động đất liên tiếp ở Kon Tum - Ảnh 3.

Hồ chứa thủy điện Thượng Kon Tum.

Khu vực xảy ra động đất nằm trên đứt gãy đang hoạt động có tên Rào Quán – A Lưới, đây là đới đứt gãy mạnh, chạy từ Lào, qua A Lưới, kéo dài tới Quy Nhơn. Trên đới đứt gãy này từng ghi nhận động đất kích thích xảy ra tại thủy điện sông Tranh 2 (Quảng Nam) và thủy điện Đắk Đrinh (Quảng Ngãi) khi các nhà máy này hoạt động tích nước hồ chứa.

Trong đó, tại thủy điện Sông Tranh 2, động đất xảy ra từ năm 2011, kéo dài đến tận bây giờ với kích động chính lên tới 4,7 độ, từng gây ra nhiều lo ngại và xáo trộn thời gian dài trong đời sống người dân các huyện Bắc Trà My và Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam). Tại Thủy điện Đắk Đrinh, động đất kích thích xảy ra thời gian ngắn hơn, cường độ và tần suất ít hơn.

Theo Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu Nguyễn Xuân Anh, động đất là hình thái thiên tai phức tạp, có nhiều tính chất phi tuyến nên cần tiếp tục theo dõi và xử lý khi có việc bất thường. Về an toàn các hồ chứa các hồ đập lớn đã đánh giá trước và sau khi tích nước nhưng động đất kích thích vẫn xảy ra. Do vậy với hệ thống hồ đập nhỏ, cũng cần phải rà soát, đánh giá, nhất là trong bối cảnh biến đổi phức tạp như hiện nay.

Với các hồ thủy điện Sơn La, Lai Châu, hiện Viện Vật lý Địa cầu đang có khoảng 30 trạm quan trắc ở các địa phương. Đây là những nguồn số liệu để EVN vận hành đảm bảo an toàn hồ thủy điện. Tuy nhiên với các hồ chứa mới đưa vào khai thác vận hành, việc lắp các trạm quan trắc động đất vẫn chưa được chú trọng.

Về động đất xảy ra liên tiếp ở Kon Tum sau khi hồ chứa tích nước, lại xảy ra trên đới đứt gãy từng ghi nhận động đất kích thích. Vì vậy, cần nhanh chóng tổ chức các đoàn khảo sát, đánh giá tại khu vực xảy ra động đất để có những nhận định, khuyến cáo chính xác cho người dân và chính quyền địa phương. Hiện các nhà khoa học đã xây dựng được bản đồ các đứt gãy hoạt động và xác định được nơi nào không có đứt gãy. Do đó, việc xác định một địa điểm nào có khả năng xảy ra động đất hay không là khá đơn giản. Thông thường thì nơi không có đứt gãy thì hiếm có khả năng xảy ra động đất.

Theo TS Nguyễn Xuân Anh, từ năm 2011, các chuyên gia của Viện Vật lý địa cầu đã vào cuộc nghiên cứu động đất ở Kon Tum. "Chúng tôi vẫn đang theo dõi, nghiên cứu để có những đánh giá về hiện tượng này. Khi nào có kết quả chắc chắn, đủ luận cứ khoa học sẽ công bố", ông Xuân Anh nói.

Cách kiểm tra đã được cấp hộ chiếu vaccine COVID-19 hay chưaCách kiểm tra đã được cấp hộ chiếu vaccine COVID-19 hay chưa

SKĐS - Hộ chiếu vaccine COVID-19 sẽ được hiển thị trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử, PC-Covid hoặc trên trang tra cứu Bộ Y tế đang thực hiện xây dựng và sẽ công bố trong thời gian tới.


Tô Hội
Ý kiến của bạn