1. Lợi ích của việc sử dụng mặt nạ trong chăm sóc da
Mặt nạ đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay và được đánh giá cao trong ngành mỹ phẩm. Chúng có nhiều loại khác nhau dành cho các loại da khác nhau, nhưng lợi ích chính của việc sử dụng mặt nạ là có thể phủ một lớp dưỡng chất dày lên da, cung cấp nhiều thành phần hoạt tính hơn so với quy trình chăm sóc da thông thường và do đó có hiệu quả cao hơn.
Tùy thuộc vào loại mặt nạ, liệu pháp đó có thể là cấp nước và giữ ẩm cho da khô, làm dịu da bị viêm, làm sạch sâu bằng cách loại bỏ các tạp chất ẩn sâu trong lớp biểu bì hoặc làm sáng da và giúp da rạng rỡ.
2. Thành phần hoạt tính chính trong mặt nạ
Mặt nạ sử dụng nhiều thành phần hoạt tính khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mặt nạ và loại da.
Nhìn chung, mặt nạ chứa các thành phần phổ biến sau:
- Cấp nước: Axit hyaluronic, glycerin.
- Dưỡng ẩm: Ceramides, niacinamide.
- Tẩy tế bào chết và làm sạch lỗ chân lông: Axit salicylic, axit glycolic, đất sét.
- Làm sáng và chống lão hóa: Retinol, peptide, vitamin C, resveratrol.
- Làm dịu: Yến mạch, trà xanh, lô hội.
3. Nên đắp mặt nạ bao lâu một lần?
Tần suất nên sử dụng mặt nạ phụ thuộc vào loại mặt nạ, loại da và cách da phản ứng với mặt nạ. Vì vậy, bạn sẽ cần phải tìm ra tần suất phù hợp nhất với mình.
Bắt đầu từ các hướng dẫn chung sau:
- Da khô: Sử dụng mặt nạ dưỡng ẩm 1 hoặc 2 lần một tuần.
- Da dầu: Sử dụng mặt nạ làm sạch 2 đến 3 lần một tuần.
- Da nhạy cảm: Bắt đầu bằng cách thực hiện kiểm tra để xem da bạn dung nạp mặt nạ như thế nào. Nếu không có phản ứng bất lợi xảy ra, hãy sử dụng mặt nạ 1 lần một tuần.
- Da hỗn hợp: Đắp mặt nạ 2 lần/tuần, sử dụng mặt nạ phù hợp cho từng vùng da khác nhau.
4. Những điều cần lưu ý khi đắp mặt nạ
- Làm sạch da mặt trước khi đắp mặt nạ: Để đảm bảo hiệu quả của mặt nạ, bạn cần phải làm sạch da mặt cẩn thận. Loại bỏ hết dấu vết của lớp trang điểm hoặc bụi bẩn trên bề mặt bằng sản phẩm làm sạch không gây kích ứng, phù hợp với làn da.
- Thời gian tiếp xúc được khuyến nghị: Thời gian đắp mặt nạ khác nhau tùy thuộc vào nồng độ hoạt chất. Để mặt nạ lâu hơn sẽ không mang lại hiệu quả cao hơn. Ngược lại, nếu bạn sử dụng quá thời gian khuyến nghị, còn làm tăng nguy cơ gây kích ứng da và tạo ra phản ứng trên da như đỏ da hoặc thậm chí ngứa. Lưu ý, một số mặt nạ có thể được đắp một lớp mỏng và để qua đêm để tăng cường tác dụng.
- Rửa sạch mặt lại bằng nước ấm: Sau khi tháo mặt nạ ra nên rửa mặt thật sạch bằng nước ấm. Nước ấm giúp loại bỏ tạp chất, đồng thời cân bằng lại làn da mà không làm tổn thương da..
- Nhớ dưỡng ẩm kỹ cho da sau khi đắp mặt nạ: Trên thực tế, việc thoa kem dưỡng ẩm sau khi đắp mặt nạ sẽ tối đa hóa tác dụng của việc điều trị trên da. Ngoài ra, một số mặt nạ có thể có xu hướng làm khô da như mặt nạ đất sét.
Mời xem thêm video được quan tâm:
Cách làm mặt nạ từ quả bơ.