Chế độ ăn uống lành mạnh giúp sức khỏe của bạn trở nên tốt hơn. Một số loại thảo mộc góp phần giúp trí não của bạn dẻo dai hơn, ngăn ngừa nguy cơ sa sút trí tuệ về lâu dài.
1. Nghệ
Trong y học cổ truyền hàng nghìn năm tuổi Ayurveda của người Ấn Độ, nghệ đóng vai trò rất quan trọng. Loại gia vị này chứa thành tố đặc biệt với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa tốt nhất trong quan niệm của người Ấn Độ, đó chính là hợp chất curcumin.
Chất chống viêm và chống oxy hóa trong curcumin góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, curcumin còn giúp cơ thể loại bỏ beta-amyloid - dạng protein thường gặp trong não bộ của người mắc bệnh Alzheimer.
2. Bạch quả (Ginkgo Biloba)
Loại thảo dược này thường được sử dụng trong điều trị bệnh suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ.
Bạch quả là món ăn được người Trung Hoa và người Nhật Bản ưa chuộng
Trong Đông y, bạch quả có công dụng làm lưu thông máu tốt hơn, đưa oxy và các dưỡng chất thiết yếu vào sâu trong tế bào thần kinh. Cũng đã có những bằng chứng khoa học về công dụng của bạch quả trong điều trị suy nhược thần kinh.
3. Ashwagandha
Ashwagandha được coi như "sâm quý" của người Ấn Độ. Loại thảo mộc này thường được các vị vua chúa Ấn Độ ngày xưa sử dụng để bồi bồ sức khỏe, tăng cường trí não.
Giống như nghệ, Ashwagandha cũng phản ứng với beta-amyloid, loại protein gây ra bệnh Alzheimer và góp phần loại bỏ protein này ra khỏi não bộ.
Không chỉ tốt cho sức khỏe não bộ, Ashwagandha cũng là vị thuốc có công dụng giảm viêm, tăng cường miễn dịch để nâng cao sức khỏe tổng thể.
Theo một vài nghiên cứu, người bệnh mắc Alzheimer do tế bào não bị stress oxy hóa. Một số loại thảo mộc trong y học cổ truyền chẳng hạn như Ashwagandha góp phần cải thiện tình trạng này.
4. Tía tô đất (Lemon Balm)
Tía tô đất là loại thảo mộc có họ với bạc hà, thường được dùng để pha trà. Loại thảo dược này có công dụng an thần, tĩnh tâm, chữa mất ngủ.
Một vài nghiên cứu cho thấy công dụng của tía tô đất trong việc cải thiện chức năng nhận thức ở người bị suy nhược thần kinh.
Lưu ý:
Trong y học cổ truyền cũng như bất kể chế độ dinh dưỡng nào cũng đều lưu ý tới việc ăn thực phẩm đa dạng, điều độ, không lạm dụng bất kỳ loại thực phẩm nào. Vì vậy, nếu bạn mắc bệnh sa sút trí tuệ chẳng hạn như bệnh Alzheimer, cần phải đi khám chứ không được tự ý điều trị. Cần tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý chữa bệnh dựa vào các biện pháp thiên nhiên.
Mặc dù những loại thảo mộc trên có một số dược tính trị bệnh đã được khoa học chứng minh, nhưng có thể có tác dụng phụ đi kèm. Chẳng hạn như, dùng quá nhiều nhân sâm có thể gây rối loạn huyết áp. Một số loại thảo dược trồng ở những đất bị nhiễm kim loại nặng, nếu tiêu thụ với liều lượng lớn, dạng cô đặc hay thực phẩm chức năng liều cao, dùng lâu sẽ có tác dụng phụ không tốt cho cơ thể.
Mời độc giả xem thêm video:
Cách dùng kỷ tử để tăng cường sức khỏe