1. Gừng
Gừng tươi còn có tên gọi là sinh khương. Đây là loại gia vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, tiêu đờm, tán hàn, hành khí. Gừng thường được dùng khi cơ thể bị cảm lạnh, ho, viêm họng, viêm xoang...
Với bệnh viêm xoang, hoạt chất gingerrol trong gừng có tác dụng cải thiện tình trạng viêm sưng tại các xoang, giúp tăng cường lưu thông, giảm tắc nghẽn xoang, khắc phục các cơn đau như đau đầu, đau hai bên hốc mắt, vùng trước trán... do viêm xoang gây ra.
Cách dùng gừng
Cách 1: Dùng miếng gừng dài khoảng 5-7 cm, cắt lát rồi cho vào nước đun sôi, nhỏ lửa trong 5-10 phút hoặc cho gừng vào bình giữ nhiệt với nước nóng và hãm trong 15-20 phút. Dùng nước gừng khi còn ấm. Bạn có thể cho thêm mật ong để tạo hương vị và nên dùng nước gừng một cách từ từ.
Cách 2: Sử dụng miếng gừng khoảng 5-7cm, giã nát hoặc nghiền nhỏ rồi đun sôi với ít nước. Chờ cho hỗn hợp bớt nóng thì dùng vải sạch để lọc bỏ nước rồi đưa đến gần mũi và hít sâu.
Gừng có tác dụng hỗ trợ giảm tắc nghẽn trong viêm xoang.
2. Quế
Quế chứa các hợp chất tự nhiên như cinnamaldehyd và eugenol có tác dụng sát trùng, kháng virus và kháng khuẩn. Sử dụng quế được coi là biện pháp tại nhà hiệu quả nhằm hỗ trợ trị và giảm các triệu chứng viêm xoang như làm thông thoáng xoang, loại bỏ chất nhầy dư thừa ngăn ngừa ngạt mũi, khó thở...
Cách dùng quế
Cách 1: Trộn 1/4 muỗng cà phê bột quế với một muỗng mật ong để tạo thành hỗn hợp và ăn liên tục trong 3 ngày.
Cách 2: Trộn hai muỗng cà phê bột quế với lượng nước vừa đủ để tạo thành bột. Bôi bột quế lên trán, mũi để làm sạch tắc nghẽn xoang.
Lưu ý: Cần cẩn trọng sử dụng quế với người mắc đái tháo đường type 2, đang mang thai hoặc cho con bú, vừa trải qua hoặc chuẩn bị phẫu thuật.
Bột quế trộn với mật ong có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm xoang.
3. Nghệ
Nghệ chứa nhóm hợp chất curcuminoid có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus. Trong đó, curcumin có khả năng hỗ trợ giảm tình trạng sưng nề các xoang, giảm đau và áp lực lên xoang. Bên cạnh đó, nghệ còn có tác dụng giúp làm sạch đường thở, hỗ trợ hô hấp.
Cách dùng nghệ
Pha hai muỗng cà phê bột nghệ vào một cốc nước ấm và uống từ từ hai lần một ngày, cách nhau 12 giờ. Nếu muốn dễ uống hơn và tạo thêm hương vị, bạn có thể cho thêm một chút mật ong.
Lưu ý: Nên lựa chọn loại bột nghệ có xuất xứ rõ ràng. Đối với các trường hợp đang dùng thuốc trị đái tháo đường hay thuốc làm loãng máu thì nên cẩn trọng với tương tác thuốc có thể xảy ra.
Nghệ có tác dụng hỗ trợ hô hấp, giảm khó thở do viêm xoang.
4. Tỏi hỗ trợ trị viêm xoang
Thành phần dược liệu trong tỏi là allicin có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm. Tỏi cũng chứa scordinin hỗ trợ hạn chế sự phát triển của viêm xoang.
Tỏi cũng có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ trị cảm lạnh, ho, giảm huyết áp cao, duy trì mức cholesterol bình thường, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tăng cường sức khỏe xương...
Cách dùng tỏi
Lấy một củ tỏi, bỏ vỏ, nghiền nát rồi trộn đều với hai muỗng cà phê nước. Bọc hỗn hợp vào vải sạch và ngửi.
Lưu ý: Không dùng biện pháp này cho người đang cho con bú, người mắc bệnh tim và người đang sử dụng thuốc làm loãng máu.
Tỏi có tác dụng hạn chế sự phát triển của viêm xoang.
Mời bạn xem tiếp video:
Viêm Xoang: Cảnh báo về biến chứng nguy hiểm | SKĐS