Theo đó, định hướng nghiên cứu xoay quanh 4 lĩnh vực:
- Dịch tễ học HIV
- Can thiệp dự phòng
- Điều trị, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV
- Lĩnh vực lãnh đạo và quản lý chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
Tại hội thảo, PGS.TS Phan Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, việc định hướng nghiên cứu trong giai đoạn 2023 đến năm 2030 nhằm xác định nhu cầu và lựa chọn các vấn đề nghiên cứu ưu tiên, cấp bách cần phải triển khai, cũng như quản lý và điều phối các hoạt động nghiên cứu khoa học về phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam.
Bên cạnh ưu tiên triển khai các nghiên cứu trong nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao như nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam có quan hệ tình dục đồng giới, người nhiễm HIV… cần có nghiên cứu đối với các nhóm đã được cảnh báo nguy cơ lây lan HIV như nhóm chuyển giới, vợ, chồng, bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV/AIDS hoặc người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
Mỗi nhóm quần thể có những ‘phân nhóm’ khác nhau về đặc điểm xã hội như giới tính, tuổi, hành vi nguy cơ, học vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, nơi cư trú… Các khác biệt này có thể ảnh hưởng đến hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, hành vi tiếp cận dịch vụ… do đó cần quan tâm đến tính đa dạng của từng ‘phân nhóm’ trong quần thể khi thiết kế nghiên cứu.
Về địa bàn, quy mô nghiên cứu, khuyến khích triển khai một số nghiên cứu có cỡ mẫu lớn, đại diện.
Khuyến khích các nghiên cứu thiết kế theo dõi dọc, bệnh chứng; áp dụng, triển khai các phương pháp nghiên cứu mới và kKhuyến khích việc xuất bản các báo cáo nghiên cứu khoa học, song song triển khai nghiên cứu có đào tạo tăng cường năng lực và xây dựng tài liệu hướng dẫn chuyên môn có liên quan.Từ đó đưa ra các ưu tiên nghiên cứu về kiến thức mới liên quan đến HIV/AIDS cũng như cách thức triển khai, tác nghiệp, mô hình can thiệp, cung cấp dịch vụ…
Mời độc giả xem thêm video:
Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng