1. Các thành phần hóa học của nhân sâm có lợi cho sức khỏe
Nhân sâm còn có tên gọi khác là dã nhân sâm. Tên khoa học Panax ginseng C. A. Mey. (P.schinseng Necs.), thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae.
Nhân sâm (Radix ginseng hay Radix ginsengsylvestris) là rễ chế biến rồi phơi hay sấy khô của cây nhân sâm trồng hoặc mọc hoang.
Nhân sâm chứa thành phần saponin gồm các ginsenosides có tác dụng: Giải độc, chống viêm gan, kiểm soát kết tập tiểu cầu, tránh xơ cứng động mạch, hỗ trợ giảm đau, tăng cường sinh lý, hạ đường huyết, hỗ trợ chống tiểu đường, chống loét dạ dày, chống lại quá trình lão hóa, kéo dài tuổi xuân, hỗ trợ kìm hãm sự phát triển của khối u...
Nhân sâm còn chứa 7 hợp chất polyacetylen, 17 axit béo (axit palnitic, axit stearic, oleic) trong đó có đủ 8 loại axit cần thiết cho cơ thể và 20 nguyên tố hóa học như Fe, Mn, Co, Se, K...
Các thành phần khác là glucid, tinh dầu… cung cấp đầy đủ những vi chất cần thiết cho cơ thể.
2. Cách dùng nhân sâm
Theo Y học cổ truyền, nhân sâm có thể được dùng độc vị bằng cách ngậm trong miệng hoặc hãm nước để uống. Bên cạnh đó, nhân sâm cũng được sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác.
3. Những lưu ý khi dùng nhân sâm
Có rất nhiều cách để nâng cao miễn dịch như: Tập thể dục, ăn uống các thực phẩm tăng cường sức đề kháng... giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ phòng bệnh.
Nhân sâm tuy tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng không đúng, nhân sâm sẽ không có tác dụng hoặc có thể làm bệnh nặng thêm.
Những trường hợp dùng nhân sâm sẽ nguy hiểm:
3.1 Người bị rối loạn tiêu hóa: Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, khó tiêu, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
3.2 Người bệnh tăng huyết áp: Người bệnh tăng huyết áp cũng không nên dùng do nhân sâm có thể làm huyết áp tăng cao hơn, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh và có thể gây ra những hậu quả do huyết áp quá cao như vỡ mạch máu não, liệt nửa người...
Ngoài ra, người bị hay bị nôn, trào ngược dạ dày - thực quản, phụ nữ trước ngày sinh không nên dùng nhân sâm.
3.3 Người bị mất ngủ: Người bị mất ngủ nhưng thể trạng kém, không nên dùng nhân sâm vào buổi tối, mà nên dùng vào buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Chú ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn.
3.4 Lưu ý với trẻ em: Trẻ em suy dinh dưỡng, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì có thể làm cho trẻ bị kích dục sớm.
Mời bạn xem tiếp video:
bệnh nhân COVID-19