4 cách khắc phục tăng cân do thuốc điều trị HIV

18-09-2023 06:20 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Thuốc kháng virus ARV đã làm thay đổi cuộc sống của người nhiễm HIV, giúp họ có cuộc sống khỏe mạnh và phòng ngừa lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ trong đó có tăng cân...

Liệu pháp kháng virus (ARV) có thể giúp người nhiễm HIV khỏe mạnh và tăng cân là một trong những tác dụng phụ của thuốc.

Tuy nhiên, nếu tăng quá nhiều cân có thể dẫn đến thừa cân, béo phì hoặc các vấn đề sức khỏe khác liên quan. Vậy làm thế nào để giảm cân an toàn?

Hiện tại, các hướng dẫn giảm cân cho người nhiễm HIV và tăng cân liên quan đến điều trị cũng giống như hướng dẫn cho bất kỳ ai khác. Cơ sở chính là nhiều chất xơ, ít chất béo và kiểm soát khẩu phần ăn, cùng với việc tập thể dục đều đặn.

Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống cân bằng, cùng với hoạt động thể chất tốt cho người nhiễm HIV. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ về tình trạng tăng cân của mình, để có lời khuyên phù hợp với bạn.

photo-1691657895171

Tăng cân là một trong những tác dụng phụ của thuốc điều trị HIV.

Một số cách có thể giúp quản lý cân nặng khỏe mạnh:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Không có một loại thực phẩm cụ thể nào giúp bạn giảm cân, nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn quản lý cân nặng.

Dinh dưỡng tốt không chỉ quan trọng đối với vòng eo mà còn hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp thuốc điều trị HIV hoạt động tốt hơn.

Tuy nhiên bạn không cần phải thực hiện những thay đổi lớn cùng một lúc. Hãy chọn một mục tiêu khả thi, ngay cả điều nhỏ nhất cũng có thể tạo ra tác động lớn.

Dưới đây là một số ví dụ:

- Ăn nhiều loại trái cây và rau quả: Chất xơ, vitamin và khoáng chất có thể hỗ trợ cả quá trình giảm cân và hệ thống miễn dịch. Đặt mục tiêu ăn ít nhất 4-5 khẩu phần mỗi ngày, nhưng đó chỉ là mức tối thiểu, càng nhiều càng tốt.

- Bổ sung protein lành mạnh vào mỗi bữa ăn: Bạn cần chất dinh dưỡng này cho chức năng tế bào và tăng trưởng cơ bắp. Tránh các lựa chọn có nguồn gốc động vật giàu chất béo, chẳng hạn như sữa nguyên kem và thịt đỏ hoặc thịt đã qua chế biến. Thay vào đó, hãy thêm các thực phẩm:

  • Gia cầm và cá không da
  • Sữa ít chất béo
  • Thịt nạc
  • Các loại hạt hoặc đậu
  • Thực phẩm làm từ đậu nành, chẳng hạn như đậu phụ hoặc tempeh

- Ăn một số loại thực phẩm cùng nhau: Carbs kích hoạt giải phóng glucose hoặc đường. Nếu bạn không sử dụng hết, cơ thể có thể tích trữ thêm glucose dưới dạng mỡ bụng. Nhưng bạn có thể giảm lượng đường trong máu tăng đột biến này nếu kết hợp carbs với protein, chất béo lành mạnh hoặc chất xơ.

- Kiểm soát kích thước phần ăn: Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đi ăn ở ngoài. Ăn ở ngoài thường cung cấp cho bạn nhiều thức ăn hơn mức bạn cần. Điều đó khiến bạn vô tình hấp thụ quá nhiều calo.

2. Không lạm dụng đồ uống có đường

Một trong những thay đổi đầu tiên cần thực hiện là từ bỏ đồ uống có đường như soda. Điều này có thể khó khăn ở một số người. Tuy nhiên chỉ một thay đổi nhỏ này nhưng nó có thể tạo ra những tác động lớn đến cân nặng.

Các loại đồ uống khác cần hạn chế hoặc tránh bao gồm:

  • Nước ngọt
  • Cà phê hoặc trà có thêm đường
  • Đồ uống năng lượng hoặc thể thao...

Cố gắng uống nhiều nước hơn, thêm quả mọng hoặc lát chanh, hoặc dưa chuột để tạo hương vị.

3. Tập thể dục đều đặn

photo-1691657895982

Kết hợp dinh dưỡng lành mạnh và hoạt động thể chất đều đặn là chìa khóa giúp ngăn ngừa tăng cân và tăng cường cơ bắp.

Hãy thử những phương pháp dễ thực hiện đưa vào thói quen hàng ngày của bạn, ví dụ:

  • Luôn luôn đi cầu thang bộ.
  • Đi bộ nhiều hơn bằng cách đậu xe xa bất cứ nơi nào bạn sẽ đến.
  • Làm vườn.
  • Hút bụi, lau nhà hoặc làm các công việc khác.
  • Nếu có thể, hãy đi dạo quanh khu nhà của bạn hoặc trên vỉa hè trong khu phố…

Đặt mục tiêu từ 150 đến 300 phút hoạt động thể chất vừa phải đến mạnh mẽ mỗi tuần. Điều này tương đương khoảng 30 đến 60 phút mỗi ngày.

Thêm vào một vài ngày rèn luyện sức mạnh mỗi tuần. Ví dụ 20 phút tập thể hình, chẳng hạn như:

  • Đẩy tạ
  • Plank
  • Squats…

4. Quản lý căng thẳng và giấc ngủ

Căng thẳng liên tục có thể làm tăng mức cortisol. Đây là một loại hormone có liên quan đến việc tăng cảm giác đói, mỡ bụng và béo phì.

Thiếu ngủ (ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm) có thể gây ra điều tương tự. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn gặp khó khăn khi ngủ hoặc kiểm soát căng thẳng. Bạn có thể thực hiện một số thay đổi hành vi để cải thiện cả hai.

Mời độc giả xem thêm video:

Cảnh Báo Tình Hình Dịch HIV Hiện Nay _ SKĐS-(1080p)

DS. Hoàng Thu Thủy
Ý kiến của bạn