Hà Nội

4 cách hỗ trợ điều trị đái tháo đường type 2 hiệu quả

SKĐS - Đối với người bệnh đái tháo đường type 2, bên cạnh việc dùng thuốc đều đặn, việc thay đổi một số thói quen sinh hoạt hằng ngày, có thể giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn…

Đối với những người mắc đái tháo đường type 2, kế hoạch điều trị bao gồm dùng thuốc, theo dõi lượng đường trong máu, thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện… Tuy nhiên, bệnh đái tháo đường type 2 là một tình trạng bệnh tiến triển. Theo thời gian, các phương pháp điều trị ban đầu có thể không còn hiệu quả như trước.

TS. Omar El Kawkgi, bác sĩ nội tiết của Hệ thống Y tế ở Eau Claire, Wisconsin (Hoa Kỳ) cho biết: Cơ chế gây ra sự tiến triển này rất phức tạp, nhưng yếu tố chính là tình trạng kháng insulin. Điều này có nghĩa là những người mắc bệnh đái tháo đường có thể khó kiểm soát tình trạng của mình hơn theo thời gian và cần dùng nhiều thuốc hơn khi bệnh tiến triển.

Lối sống lành mạnh rất quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường, bằng cách giữ cân nặng trong phạm vi lành mạnh, ăn một chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên… có thể giúp ngăn bệnh đái tháo đường tiến triển.

photo-1674875725932

Theo dõi lượng đường trong máu phòng ngừa tình trạng bệnh đái tháo đường tiến triển.

Để quản lý bệnh đái tháo đường type 2 trong thời gian dài, cần:

Tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh sẽ giúp tránh béo phì, vốn làm tăng tình trạng kháng insulin. Mô mỡ thừa gây viêm nhiễm và các căng thẳng khác trên cơ thể làm thay đổi cách tế bào phản ứng với insulin, khiến insulin khó hoạt động hơn.

Bạn không cần phải thực hiện tất cả những thay đổi này cùng một lúc, thay vào đó, hãy tập trung vào việc đạt được một mục tiêu tại một thời điểm.

Dưới đây là bốn bước để bắt đầu thực hiện trong thói quen hằng ngày, giúp cho việc điều trị đái tháo đường có hiệu quả hơn.

1. Tập trung vào lựa chọn thực phẩm tốt cho người đái tháo đường

Không có một ‘chế độ ăn kiêng dành cho bệnh tiểu đường’ nào phù hợp với tất cả mọi người. Vì vậy, điều quan trọng là người bệnh cần trao đổi trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ để cá nhân hóa chế độ ăn uống của mình.

Hãy tập trung vào việc ăn uống lành mạnh, lựa chọn thực phẩm lành mạnh và kiểm soát khẩu phần ăn. Nói chung, chế độ ăn nhiều chất sau đây có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch (nguy cơ này vốn cao hơn ở những người mắc bệnh đái tháo đường), đó là:

  • Các loại rau giàu dinh dưỡng, không chứa tinh bột, chẳng hạn như măng tây, bông cải xanh, cà rốt, cần tây, đậu xanh, nấm và cà chua…
  • Protein nạc, chẳng hạn như thịt gà, gà tây và cá…
  • Protein từ thực vật, chẳng hạn như đậu phụ, đậu lăng…
  • Carbohydrate giàu chất xơ, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt…

2. Tăng cường tập thể dục

Về hoạt động thể chất, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị 150 phút mỗi tuần cho hoạt động thể chất aerobic cường độ vừa phải hoặc 75 phút mỗi tuần cho hoạt động aerobic cường độ mạnh.

Hoạt động thể chất tích cực là một trong những công cụ tốt nhất để chống lại tình trạng kháng insulin. Tập thể dục sử dụng cơ bắp để hấp thụ đường từ máu, giúp lượng đường trong máu giảm xuống. Giảm cân cũng có thể làm chậm quá trình kháng insulin, làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin.

photo-1674875728607

Tập thể dục giúp cho việc điều trị đái tháo đường có hiệu quả

3. Kiềm chế căng thẳng

Nếu để tình trạng căng thẳng gia tăng, sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh đái tháo đường. Căng thẳng không chỉ làm tăng lượng đường trong máu mà còn làm tăng huyết áp và tăng nhịp tim, theo Cleveland Clinic.

Do đó, quản lý căng thẳng là rất quan trọng. Căng thẳng đóng một vai trò quan trọng trong khả năng kiểm soát các tình trạng mãn tính, vì nó ảnh hưởng đến cảm xúc, làm gián đoạn giấc ngủ và có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều thói quen không lành mạnh khác…

4. Kết nối với bác sĩ và nhóm chăm sóc

Đây không phải là một thói quen trong lối sống, nhưng điều quan trọng là phải thiết lập sự giao tiếp tốt với bác sĩ và các thành viên trong nhóm chăm sóc bệnh đái tháo đường type 2 về kế hoạch điều trị của bạn.

Bạn nên thảo luận về cách bắt đầu kế hoạch điều trị một cách an toàn, bao gồm lối sống lành mạnh, ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất và kiểm soát căng thẳng và dùng thuốc khi cần thiết.

Một số câu hỏi chính mà bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ trong những lần khám và tái khám, bao gồm:

  • Những loại thuốc nào là tốt nhất cho tôi?
  • Tôi có thể ăn gì như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, những thực phẩm nào cần tránh?
  • Đề xuất về một kế hoạch tập thể dục cho tôi là gì?
  • Yếu tố nào có thể giúp tôi đối phó với căng thẳng?

Ngoài ra, người bệnh cũng nên trao đổi với bác sĩ về các chỉ số đường huyết. Những điều này rất hữu ích khi tìm hiểu các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào nhằm duy trì một lối sống lạnh mạnh và hiệu quả trong điều trị...

Mời bạn xem thêm video:

Cách đối phó với cơn đau dạ dày

BS. Tăng Mạnh Hoạt
Ý kiến của bạn