Hiện nay, tiểu đường đang là một căn bệnh gia tăng nhanh chóng của xã hội hiện đại. Tiểu đường không chỉ xuất hiện ở các bệnh nhân lớn tuổi mà thậm chí một số thanh niên ở lứa tuổi 20 cũng xuất hiện các triệu chứng tiền tiểu đường. Khi các triệu chứng này ngày càng tăng lên và biến thành bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh nhân sẽ phải trải qua quá trình tiêm insulin và khám bác sĩ định kỳ. Vậy khi có dấu hiệu của tiền tiểu đường, bạn cần phải làm gì?
Bạn cần có một phác đồ cụ thể để phòng tránh bệnh này. Đó là đối với người béo phì, bạn phải bắt đầu giảm cân (ít nhất là 10% trọng lượng cơ thể), tăng cường vận động như đi bộ và tập thể dục, chú ý đến chế độ ăn giảm calo, học cách kiểm soát đường huyết để giữ lượng glucose trong máu ở mức độ ổn định.
Ở tại Hoa Kỳ, có 79 triệu người Mỹ trên độ tuổi 20 từng bị chẩn đoán có các triệu chứng tiền tiểu đường. Theo Cơ quan Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), 90% trong số họ không biết họ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và 70% trong số đó sẽ tiến triển thành căn bệnh tiểu đường. Đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2, chiếm 95% trong số các ca mắc đái tháo đường có khả năng phòng tránh cao.
Insulin là vấn đề trọng tâm và nổi cộm trong tiến triển của bệnh tiểu đường. Một hormone do tuyến tụy sản sinh ra, insulin chuyển hóa glucose (đường) từ mạch màu vào trong các tế bào gan, cơ và chất béo. Nếu không có insulin, lượng glucose trong máu sẽ tăng cao, dẫn tới hủy hoại các mô cơ và bỏ đói tế bào.
Ở tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy không tạo ra đủ insulin. Ở tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy tạo ra nhiều insulin, nhưng gan, cơ, và tế bào chất béo trở nên kháng insulin. Đó là vì chúng không thể phản ứng trước insulin. Hậu quả của việc đường huyết cao mãn tính làm thúc đẩy quá trình lão hóa nhiều mô cơ, gây bệnh cho động mạch, bệnh tim, cơn đau tim và đột quỵ, bệnh về mắt, tổn thương tế bào thần kinh, và các vết thương lâu lành.
Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường rất quan trọng trong việc phòng chống nguy cơ này. Sau đây là một vài bí quyết nhỏ và công thức từ 500 Liệu pháp tại nhà thử nghiệm qua thời gian ( 500 Time-tested Home Remedies ) góp phần ngăn ngừa mức độ tàn phá của căn bệnh này:
1. Tập thiền, tĩnh tâm để xua tan mọi lo âu, stress:
Các hormone cortisol, epinephrine, và glucagon tăng cao khi bạn bị stress, kéo theo đó nó sẽ đẩy đường huyết lên cao và gây kháng insulin.
2. Ngủ đủ giấc:
Giấc ngủ kém hay mất ngủ làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường.
3. Tập thể dục mỗi ngày
Hoạt động thể chất giúp cải thiện độ nhạy cảm của mô cơ đối với insulin và kiểm soát cân nặng.
4. Nên ăn thực phẩm tươi thay vì thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm tươi như hoa quả, rau xanh, cá, thịt, các loại hạt giúp bạn tránh được lượng carbonhydrate tinh chế, đường và trans fat, tất cả các chất này khiến tăng cân không lành mạnh và tăng nguy cơ tiểu đường.
Món ngon cho người tiểu đường: Món rau củ nướng “bùng nổ”
Hoa quả và rau có chứa chất xơ, làm chậm lại việc hấp thụ đường và có chứa nhiều dưỡng chất tốt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên ăn ít nhất 5 phần rau xanh mỗi ngày nhằm phòng ngừa căn bệnh tiểu đường.
Nguyên liệu
1-2 thìa dầu oliu
1 củ hành tây bổ làm tư
2 củ cà rốt thái hạt lựu
1 quả ớt chuông vàng hoặc đỏ, bỏ hạt và thái thành miếng vừa ăn
1 bó măng tây, nhặt bỏ gốc và phần xơ cứng
2 củ cải đường, gọt vỏ và thái làm tư
4 nhánh tỏi, bỏ vỏ
¼ cốc hương thảo xay nhuyễn
Muối biển (tùy chọn. Tuy nhiên lời khuyên cho bệnh nhân tiểu đường là tránh ăn mặn, chỉ nên nêm nếm nhạt).
Chuẩn bị
Bật lò nướng 400 độ C. Rải một ít dầu oliu lên tấm nướng. Rưới dầu oliu lên rau củ quả trong bát và xóc đều. Rải rau và tỏi đều nhau trong phên nướng. Rắc muối và hương thảo lên để tạo hương vị (nếu dùng). Nướng trong vòng 15 phút. Nhấc ra đảo lại rau củ và nướng tiếp trong vòng 10 phút nữa. Rau quả nên chín vàng nhưng không nhũn.
LiLy (theo Everyday Health)