Hà Nội

4 cách chăm sóc người bệnh tại nhà

10-02-2023 14:40 | Y học 360
google news

SKĐS - Khi bệnh nhân được trở về nhà, các tổn thương cũng như sức khỏe chưa hoàn toàn bình thường. Phải chăm sóc người bệnh như nào cho nhanh hồi phục?

Thực tế, việc chăm sóc người bệnh đúng cách sẽ giúp người bệnh mau khoẻ, giảm thiểu biến chứng…

Cách chăm sóc người bệnh tại nhà cần tập trung vào các vấn đề chính sau đây:

Chọn chỗ ở có lợi cho người bệnh

Người bệnh rất cần được nghỉ ngơi nên phải chọn chỗ yên tĩnh, bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Nếu trời lạnh hoặc khi bệnh nhân rét run thì phải đắp chăn bảo đảm đủ ấm. Nếu bệnh nhân bị sốt thì nới lỏng quần áo, không nên đắp chăn. Nếu bệnh nhân mắc các bệnh dễ lây truyền thì cố gắng cách li trong một khu riêng biệt, nơi ít người qua lại nhất trong nhà bạn, nếu không có đièu kiện thì cố giữ người ốm cách với người khác tổi thiểu là 2m.

Người bệnh rất cần được nghỉ ngơi nên phải chọn chỗ yên tĩnh, bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

Người bệnh rất cần được nghỉ ngơi nên phải chọn chỗ yên tĩnh, bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

Chọn lựa chế độ dinh dưỡng hợp lý

Về nguyên tắc, cho dù bệnh nhân bị bệnh gì thì việc ăn uống phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hoá, giàu chất dinh dưỡng và phù hợp với từng loại bệnh. Trừ một số bệnh đòi hỏi phải ăn kiêng rất nghiêm ngặt như bệnh tiểu đường, bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng, bệnh tim mạch...thì việc ăn uống kiêng khem là không cần thiết vì bệnh nhân sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng làm cho bệnh lâu khỏi hoặc càng nặng thêm.

Đối với người lớn, bình thường mỗi ngày cần khoảng 2 lít nước (kể cả ăn và uống), vì vậy phải khuyến khích bệnh nhân uống đủ nước (nhất là bệnh nhân bị sốt cao, sốt liên tục, tiêu chảy). Khi bị mất nước, uống ozerol hoặc nước gạo rang là tốt nhất. Nếu bệnh nhân chán ăn thì phải cho ăn thành nhiều bữa nhỏ, nước uống cũng nên uống từng ngụm nhỏ và uống làm nhều lần. Tốt nhất là nấu cháo đặc hoặc súp có trứng, đậu, thịt, cá v.v. và thường xuyên đổi bữa để người bệnh đỡ chán ăn, ăn được nhiều lần.

Cho bệnh nhân ăn chế độ ăn ít muối, tăng cường rau xanh, trái cây tươi. Hạn chế mỡ động vật, chất béo, đồ ăn nhanh.

Săn sóc và vệ sinh cá nhân

Nên đeo khẩu trang y tế hoặc dùng khăn che miệng, mũi mỗi khi chăm sóc người bệnh. Bạn cũng phải rửa tay đúng và sạch bằng xà bông tiệt trùng sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân để tránh lây lan cho người khác. Khuyến khícnh bệnh nhân đi lại, vận động nhự nhàng. Nếu người bệnh quá mệt, buộc phải nằmg bất động, ngồi một chỗ hoặc bị liệt không tự xoay trở người được thì phải massge liên tục, thường xuyên trở mình cho bệnh nhân để tránh bị loét ở những điểm bị tì, đè như mông, vai...

Ngoài ra thường xuyên xoay trở bệnh nhân còn tránh được viêm phổi, một nguy cơ thường thấy đối với người bệnh phải nằm dài ngày. Vấn đề vệ sinh cá nhân rất quan trọng đối với người ốm nặng, phải nằm nhiều. Ngoài vệ sinh răng miệng thường xuyên thì nên tắm rửa cho bệnh nhân hàng ngày. Nếu không có điều kiện thì lau người bằng nước ấm vài lần mỗi ngày. Lưu ý khi tắm rửa cho bệnh nhân phải tránh nơi gió lùa, tắm xong phải lau khô người ngay.

Khi chăm người ốm tại nhà, bạn nên tự quy định giờ giấc cụ thể và tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định đó.

Khi chăm người ốm tại nhà, bạn nên tự quy định giờ giấc cụ thể và tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định đó.

Ghi chép để biết sự tiến triển của bệnh

Khi chăm người ốm tại nhà, bạn nên tự quy định giờ giấc cụ thể và tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định đó. Bất cứ một sự thay đổi nào của người ốm sẽ được phát hiện sớm nếu bạn ghi chép đầy đủ 4 lần mỗi ngày các vấn đề sau: Nhiệt độ của cơ thể; Mạch đập trong một phút; Nhịp thở trong một phút; Số lần đại tiện, tiểu tiện trong 1 ngày. Qua bản ghi chép này chúng ta sẽ thấy sức khoẻ của người bệnh đang tiến triển tốt lên hoặc đang xấu đi. Việc cho người bệnh uống thuốc cũng phải được ghi chép đầy để để đảm bảo người ốm được uống đúng chỉ định của bác sĩ, đúng liều lượng và đúng giờ.

Trong quá trình chăm sóc người bệnh nếu có các dấu hiệu xấu như ho ra máu; khó thở; một hoặc nhiều ngày không đi tiểu; nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen như hắc-ín (nhựa đường)...thì phải chuyển ngay bệnh nhân tới cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Xem thêm video được quan tâm

Dấu hiệu nhận biết nguy cơ đột quỵ và một số lưu ý cần phòng tránh


Ths. Hà Hùng Thủy
Ý kiến của bạn