4 biện pháp giảm đau tự nhiên

SKĐS- Khi có triệu chứng đau, điều đầu tiên là chúng ta nghĩ đến là tìm cách giảm đau. Bên cạnh việc dùng thuốc có thể sử dụng các biện pháp thay thế cũng hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

Mặc dù một số trường hợp nhất định có thể yêu cầu thuốc giảm đau theo toa hoặc không kê đơn (OTC), thế nhưng bạn cũng có thể tìm thấy một số biện pháp thay thế giảm đau không dùng thuốc như: Sử dụng các loại thảo mộc và gia vị (có tác dụng giảm viêm và giảm đau), châm cứu, yoga và các phương pháp thực hành khác…

1.Nghệ giúp giảm đau

Nghệ chứa hợp chất curcumin, một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các phân tử gốc tự do gây hại cho tế bào. Nó cũng được chứng minh có tác dụng làm giảm sưng, viêm.

Mặc dù được sử dụng phổ biến nhất như một loại gia vị, nghệ cũng có sẵn ở dạng bổ sung và thường được kết hợp với piperine, một hợp chất có trong hạt tiêu đen, để tăng khả năng hấp thụ.

5 cách giảm đau tự nhiên - Ảnh 2.

Củ nghệ giúp giảm viêm và giảm đau

Củ nghệ có thể hữu ích để điều trị nhiều bệnh bao gồm:

Mặc dù nghệ thường được coi là an toàn, một số tác dụng phụ đã được báo cáo, phổ biến nhất như:

Do đó, nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng chất bổ sung nghệ. Ngừng sử dụng chúng nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ tiêu cực nào.

2. Đinh hương

Đinh hương cũng được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc giảm đau tự nhiên do chứa eugenol (có trong một số loại thuốc xoa bóp giảm đau OTC) hoặc có thể được tìm thấy ở dạng viên nang hoặc bột.

Dầu đinh hương cũng có sẵn và có thể được bôi tại chỗ để giảm đau.

Đinh hương thường được sử dụng để điều trị các tình trạng:

  • Buồn nôn
  • Cảm lạnh
  • Đau đầu
  • Viêm khớp
  • Đau răng
  • Khó tiêu
  • Tiêu chảy…

Một số nghiên cứu cũng cho thấy, cây đinh hương có thể được sử dụng để điều trị nhiễm nấm, nhưng cần có nhiều nghiên cứu hơn ở người.

5 cách giảm đau tự nhiên - Ảnh 3.

Nụ đinh hương

Khi sử dụng như một chất bổ sung, đinh hương có thể liên quan đến các tác dụng phụ như:

  • Phản ứng dị ứng
  • Kích ứng da
  • Tăng chảy máu

Mặc dù dầu đinh hương có thể được sử dụng tại chỗ để điều trị các vấn đề như đau nhức răng, nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tại nhà.

Những người bị rối loạn chảy máu hoặc những người đang dùng thuốc làm loãng máu nên cẩn thận khi dùng các sản phẩm từ cây đinh hương, vì cây đinh hương và dầu đinh hương có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Vì lý do này, điều quan trọng là phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các chất bổ sung thảo dược có chứa đinh hương.

3. Châm cứu

Châm cứu có thể giúp giảm đau bằng cách kích thích cơ thể tiết ra serotonin, một chất hóa học "tạo cảm giác dễ chịu" giúp giảm đau. Nó cũng được cho là làm giảm mức độ căng thẳng và thúc đẩy quá trình chữa lành trong cơ thể.

Châm cứu có thể giúp giảm một số loại đau, bao gồm:

  • Đau nửa đầu
  • Đau thần kinh
  • Đau thắt lưng cấp tính và mãn tính
  • Đau cơ xơ hóa
  • Đau cổ...

Tuy nhiên châm cứu cũng có thể gây một số tác dụng phụ tiềm ẩn. Một số tác dụng phụ phổ biến như:

  • Nhiễm trùng
  • Phản ứng dị ứng
  • Tăng chảy máu
  • Mất ý thức…

Để đảm bảo an toàn cho bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi châm cứu nếu bạn:

  • Đang mang máy tạo nhịp tim
  • Đang mang thai
  • Bị rối loạn chảy máu
  • Sử dụng chất làm loãng máu, chẳng hạn như warfarin
5 cách giảm đau tự nhiên - Ảnh 4.

Châm cứu giúp giảm đau đầu

4.Sử dụng nhiệt nóng, nhiệt lạnh

Trong số các biện pháp chữa đau tại nhà, phổ biến nhất là chườm nóng và chườm lạnh trực tiếp lên các vị trí bị đau.

Chườm túi đá để giảm sưng và viêm ngay sau khi bị căng cơ, gân hoặc dây chằng có thể giúp giảm bớt đau.

Chườm nóng hoặc túi chườm lạnh được sử dụng trong thời gian ngắn có thể giúp giảm cơn đau đầu, trong khi chườm đá có thể giúp giảm đau thắt lưng.

Chườm đá có thể giúp điều trị các vấn đề như:

  • Sưng tấy
  • Chảy máu
  • Viêm
  • Đau đầu
  • Đau lưng dưới
  • Căng cơ, gân hoặc dây chằng

Nhiệt nóng có thể giúp giảm bớt các tình trạng như:

  • Cứng khớp
  • Co thắt cơ bắp
  • Viêm khớp
  • Đau đầu

Chườm nóng hoặc chườm đá lên vết thương quá lâu có thể làm tăng nguy cơ bị bỏng và các tác dụng phụ khác.

5 cách giảm đau tự nhiên - Ảnh 5.

Chườm lạnh giúp giảm đau sưng tấy

Một số tác dụng phụ phổ biến nhất của liệu pháp nhiệt hoặc lạnh bao gồm:

  • Bỏng nhiệt
  • Bỏng lạnh hoặc tê cóng
  • Ngứa
  • Đau
  • Phồng rộp

Nếu bạn bị thương hoặc bị đau mãn tính, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ về cách sử dụng nhiệt hoặc đá tốt nhất để giúp giảm đau.

Một số lưu ý khi kiểm soát cơn đau

Các biện pháp giảm đau tự nhiên có thể chỉ có hiệu quả đối với những nguyên nhân gây đau cụ thể và có thể không hiệu quả với tất cả mọi người.

Tuy nhiên, những lựa chọn tự nhiên này có thể sử dụng một mình hoặc kết hợp với thuốc kê đơn hoặc thuốc OTC để hỗ trợ điều trị viêm, đau…

Hãy nhớ rằng, cơn đau là tín hiệu của cơ thể báo hiệu có điều gì đó không ổn. Nó có thể là tạm thời, như khi cơ bị căng, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần được điều trị y tế.

Cần đi khám để được chẩn đoán nguồn gốc cơn đau và trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn tốt nhất để điều trị.

Những biện pháp tự nhiên này đôi khi có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc khác mà bạn đang dùng… Hãy luôn trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ chất bổ sung hoặc sản phẩm thảo dược nào, đặc biệt nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào hoặc đang sử dụng các loại thuốc khác.

Mời bạn xem thêm video:

Cách nào để giảm cân không cần Cardio? | SKĐS

DS. Trần Hỏi
Ý kiến của bạn