Hà Nội

4 bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng di tinh

SKĐS - Bình thường tinh dịch chỉ được xuất khi giao hợp, khi thận dương suy kém, chức năng của 3 tạng: Tâm, can, thận mất thăng bằng, tinh ra không theo ý muốn hoặc ra liên tục gọi là di tinh.

Bệnh di tinh được chia làm 2 loại: Di tinh và hoạt tinh, do thận dương suy kém. Ngoài ra mộng tinh cũng được xếp trong chứng này nhưng không phải là bệnh lý.

1.Nguyên nhân gây di tinh

Theo các y thư cổ di tinh có các nguyên nhân sau:

-Nguyên nhân từ tâm: Nghĩ đến sinh lý nhiều quá đó là cái thần động đến tinh.

-Nguyên nhân ở thận: Không đạt được ham muốn đó là tinh bị mất vị trí.

-Nguyên nhân do can tỳ suy yếu: Mệt nhọc mà bị di tinh đó là sức gân không thắng được.

-Nguyên nhân do tâm tỳ hư suy: Tâm dốc sức thái quá mà bị di tinh.

-Nguyên nhân do hỏa ở tỳ thận mà bị di tinh

-Nguyên nhân do phế thận không bền: Tinh hoạt không tự chủ, đó là hạ nguyên hư.

Bên cạnh đó, có trường hợp khí thịnh lâu ngày kiềm chế phòng dục mà bị di tinh, đó là do tinh đầy mà bị...

photo-1667720600654

Viễn chí trong bài thuốc "An thần định chí hoàn"trị di tinh.

2. Bài thuốc điều trị di tinh

Tùy theo từng biểu hiện trên lâm sàng mà dùng bài thuốc phù hợp.

Bài 1: An thần định chí hoàn

-Biểu hiện: Hoạt tinh ra cả ngày và đêm, ra bất kỳ không phụ thuộc cảm hứng, ngủ ít, ngủ không yên, đầu choáng, mắt hoa, hồi hộp đánh trống ngực, có khi thỉnh thoảng đau nhói vùng tim. Chất lưỡi đỏ. Mạch tế sác.

-Phương pháp điều trị: Định tâm an thần cố tinh.

-Bài thuốc: Nhân sâm 8g, phục linh 16g, phục thần 16g, bồ hoàng 8g, viễn chí 8g, mạch môn 16g, táo nhân 8g, ngưu hoàng 3g, chu sa 3g, long nhãn 15g, khiếm thực 16g, kim anh tử 16g.

-Cách dùng: Viễn chí chế bỏ lõi, mạch môn bỏ lõi. Các vị trên (trừ ngưu hoàng, chu sa và long nhãn) sao dòn, tán mịn. Long nhãn nghiền tinh với mật hoàn viên. Chu sa, ngưu hoàng nghiền riêng mịn làm áo lần lượt từng vị. Mỗi ngày uống 60gchia đều 4 lần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.

-Châm cứu: Châm tả: Quan nguyên, khí hải, thận du, tam âm giao, nội quan.

Bài 2. Đại bổ âm hoàn

-Biểu hiện: Di tinh chủ yếu về đêm, hồi hộp, mất ngủ, đau lưng, ù tai, mệt mỏi, gầy yếu, đầu choáng, mắt hoa, phiền nhiệt, họng khô, miệng khô, tiểu tiện sẻn, lưỡi đỏ, rêu vàng. Mạch tế sác.

-Phương pháp điều trị: Tư âm bổ thận cố tinh.

-Bài thuốc: Hoàng bá 16g, tri mẫu 16g, thục địa 30g, qui bản 30g, khiếm thực 16g, kim anh tử 16g.

-Cách dùng: Các vị trên (trừ thục địa) sao dòn tán mịn. Thục địa nghiền tinh chưng với mật mía, hoàn viên với thuốc bột trên. Viên bằng hạt nhãn sấy khô. Ngày uống 80g chia đều 4 lần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.

-Châm cứu: Châm bổ các huyệt: Quan nguyên, khí hải, trung cực, thận du tam âm giao, nội quan.

photo-1667720603604

Thục địa, trong bài thuốc "Ban long hoàn"trị di tinh

Bài 3. Ban long hoàn

-Biểu hiện: Di tinh về đêm, đau lưng, ù tai, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, hồi hộp, mất ngủ, có thể kèm theo hoạt tinh, liệt dương. Mạch trầm trì vô lực.

-Phương pháp điều trị: Ôn bổ thận dương sáp tinh.

-Bài thuốc: Thục địa 32g, thỏ ty tử 16g, phá cố chỉ 12g, bá tử nhân 12g, phục linh 12g, lộc giác giao 24g.

-Cách dùng: Phá cố chỉ tẩm muối sao, thỏ ty tử, bá tử nhân, phục linh, các vị sao dòn tán mịn, thục địa nghiền nát + lộc giác giao + mật mía chưng, cho thuốc bột trên vào luyện viên bằng hạt nhãn, sấy khô. Uống mỗi ngày 80g, chia đều 4 lần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần

-Châm cứu: Ôn châm các huyệt Thận du, mệnh môn, tam âm giao, nội quan. Cứu các huyệt: Quan nguyên, khí hải, trung cực.

Bài 4. Trư đỗ hoàn

-Biểu hiện: Di tinh, đau hoặc tức vùng hạ vị, sốt nhẹ hoặc ngấy sốt, khát nước, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, tiểu tiện vàng sẻn và nóng. Mạch nhu sác.

-Phương pháp điều trị: Tư âm thanh nhiệt lợi thấp cố tinh.

-Bài thuốc: Bạch truật 32g, khổ sâm 20g, Mẫu lệ 20g, trư đỗ 50g.

-Cách dùng: Mẫu lệ nung đỏ để nguội, bạch truật, khổ sâm sao dòn, 3 vị tán bột mịn. Trư đỗ đun chín nhừ nghiền tinh trộn đều với thuốc bột. Mật ong vừa đủ, viên bằng hạt ngô sấy khô. Uống ngày 60gchia đều 3 lần.

Châm cứu: Châm tả các huyệt quan nguyên, khí hai, khúc cốt, hợp cốc, nội đình.

Mời bạn xem thêm video:

 Sự thật thú vị về xương không phải ai cũng biết

TS Trần Xuân Nguyên (Trung Ương Hội Đông y Việt Nam)
Ý kiến của bạn