4 bài tập yoga giúp giảm căng thẳng cho ngón tay

SKĐS - Khi chúng ta dành nhiều thời gian trên bàn phím, việc chăm sóc các ngón tay, bàn tay và cổ tay là điều cần thiết để tránh các vấn đề như hội chứng ống cổ tay.

4 bài tập yoga ngón tay - mudra dưới đây sẽ làm giảm căng thẳng cho các ngón tay khi phải làm việc nhiều.

1. Cách tập yoga ngón tay - mudra

Từ "mudra" chủ yếu dùng để chỉ các vị trí của ngón tay và bàn tay, được kết nối theo những cách khác nhau. Có hàng trăm tư thế mudra. Động tác phổ biến được một số thiền giả hình thành bằng cách kết hợp ngón cái và ngón trỏ.

Bàn tay tràn đầy năng lượng để thực hiện mudra, không ngón nào được thả lỏng.

Điều này đòi hỏi sự tập trung lớn, được củng cố bằng cách tập trung vào mọi cảm giác và vào mục tiêu mong muốn, đặc biệt là sự bình tĩnh. Cũng như thiền chánh niệm, yoga tay giúp giảm căng thẳng.

Mudra có thể được thực hành trong khi ngồi, trong khi thiền định hoặc cùng với một hình thức yoga khác.

2. Thời điểm tốt nhất và địa điểm tập mudra

Bạn nên chọn một bài tập mudra và lặp lại nó hàng ngày 3 đến 4 lần một ngày, trong vài phút, trong ít nhất 21 ngày. Điều này cho phép bạn làm chủ nó để sau đó bạn có thể làm lại nó theo ý muốn.

Động tác này khá kín đáo và bạn có thể thực hành nó ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào trong cuộc sống hàng ngày. 

Tất nhiên chúng ta sẽ thoải mái hơn khi ngồi, nhưng đây không phải là điều kiện thiết yếu.

3. Lợi ích của tập mudra

Đây là một cách thực hành năng lượng, trong đó coi rằng một người hoạt động trên một dòng năng lượng đi qua cơ thể. Nếu một số nghiên cứu khoa học đã được thực hiện về mudra, cho rằng mudra không mang lại tác dụng thì các lợi ích của chúng chủ yếu được những người tập xác thực. 

Nhưng loại hình yoga – cách thực hành các tư thế này được thực hiện trong sự tập trung, hít thở và tập trung vào bản thân - đã được chứng minh là có thể làm giảm căng thẳng về thể chất và tinh thần.

4. Bài tập mudra

Khi thực hiện những động tác này, giáo viên yoga người Pháp Fabienne Bégaud khuyên nên hít thở nhẹ nhàng cùng một lúc trong bốn nhịp: Hít vào, giữ hơi thở trong một thời gian ngắn, sau đó thở ra và thực hành một khoảng dừng ngắn mới để thúc đẩy cảm giác khỏe mạnh.

4.1. Tư thế hoa sen chống lại cảm giác tiêu cực

Chúng ta có thể sử dụng đến tư thế mudra hoa sen bất cứ khi nào cảm thấy căng thẳng. Mudra được thực hành một lần, càng chậm càng tốt.

Cách thực hiện: Chắp tay ngang ngực. Các ngón cái và ngón út tiếp xúc với nhau, tương tự với các đốt cuối cùng của các ngón khác, giữ hơi gập lại. Vị trí này tạo thành như một nụ hoa. Chúng ta dần dần mở bàn tay và tách các ngón tay để biểu thị một bông sen đang mở, chỉ còn lại các ngón tay cái và ngón út áp vào.

Nếu có ít thời gian, có thể thực hiện phần mở đầu khi hít vào và khi thở ra. Nếu không, nó có thể kéo dài 1 hoặc 2 phút, sau đó giữ tư thế này trong 3 phút.

4 bài tập yoga chữa lành căng thẳng ngón tay - Ảnh 3.

Tư thế hoa sen chống lại cảm giác tiêu cực.

4.2. Tư thế vị thần nước, kết nối lại với chính mình

Tư thế mudra này có thể được thực hành 3 đến 4 lần một ngày, khi bạn cảm thấy căng thẳng.

Cách thực hiện: Chúng ta gập ngón út của bàn tay phải cho đến khi nó chạm vào lòng bàn tay, và đặt ngón cái lên đó, 3 ngón còn lại được mở căng ra. Tay trái đưa tới ôm lấy bên phải, ngón cái ấn vào ngón cái bên phải. Nếu có thể, hãy giữ nguyên tư thế trong 5 phút, hít thở sâu.

4 bài tập yoga chữa lành căng thẳng ngón tay - Ảnh 4.

Tư thế vị thần nước kết nối lại với chính mình.

4.3. Tư thế cầu nguyện, chống lại sự lo lắng

Bạn có thể thực hành bài tập này trong thời gian cao điểm của sự lo lắng, nhưng cũng để kiểm soát tốt hơn nỗi sợ hãi.

Cách thực hiện: Chúng ta chắp tay cầu nguyện ngang tầm trái tim, bằng cách tạo ra một áp lực giống hệt nhau cho cả hai bên. Đồng thời, thẳng lưng và giữ cho vai được thư giãn. Giữ nguyên tư thế trong 5 phút, hít thở sâu.

4 bài tập yoga chữa lành căng thẳng ngón tay - Ảnh 5.

Tư thế cầu nguyện chống lại sự lo lắng.

4.4. Tư thế "đặt vào giữa", cho sự khéo léo

Động tác này giúp nâng cao thể lực và sự khéo léo của các ngón tay.

Cách thực hiện: Bắt đầu bằng cách đặt hai lòng bàn tay vào nhau, như trong tư thế cầu nguyện. Giữ các ngón tay tiếp xúc với nhau bằng cách từ từ mở lòng bàn tay và cổ tay cho đến khi bạn dùng tay tạo thành hình quả địa cầu. Sau đó, gập các đầu ngón tay vào giữa và mở ra nhiều lần.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hậu COVID- Phục hồi chức năng cho người mắc COVID-19 nhẹ và không triệu chứng.


Quỳnh Hương
heo Santé Magazine (Pháp) 2022
Ý kiến của bạn