Hà Nội

4 bài tập kích thích nhu động ruột, hỗ trợ bệnh trĩ không tăng nặng

SKĐS - Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch ở trực tràng dưới hoặc hậu môn bị sưng, giãn gây khó chịu, đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt.

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh trĩ vẫn chưa được biết đến, nhưng có những yếu tố nguy cơ được xác định làm tăng nguy cơ mắc bệnh như tuổi cao, ngồi lâu khi đi cầu, đang mang thai, thừa cân, béo phì, chế độ ăn ít chất xơ...

Biểu hiện khi bị trĩ bao gồm: Chảy máu khi đi tiêu, thường xuất hiện dưới dạng máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh, cùng với đau, ngứa hoặc sưng tấy vùng hậu môn...

1. Tập thể dục có giúp chữa bệnh trĩ không?

Theo Harvard Health Publishing, tập thể dục vừa phải giúp kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và căng thẳng khi đang cố gắng đi đại tiện, từ đó giúp hỗ trợ trị bệnh trĩ.

Bên cạnh đó, theo TS. Aubrey Bailey, chuyên gia vật lý trị liệu tại Mỹ, tập thể dục nhịp điệu làm tăng nhịp tim và tăng cường lưu thông máu đến trực tràng, có thể ngăn ngừa hình thành búi trĩ gây đau đớn và giúp thúc đẩy nhanh quá trình lành bệnh.

Tập thể dục cũng giải phóng các chất hóa học trong não giúp giảm đau và căng thẳng, hỗ trợ trị bệnh trĩ.

2. Các bài tập nên thực hiện ở người bệnh trĩ

2.1. Bài tập Kegels

Cách thực hiện:

  • Co thắt cơ sàn chậu, giữ trong 3 giây.
  • Lặp lại 5 lần để hoàn thành một hiệp và cố gắng thực hiện 3- 4 hiệp Kegel trong ngày.

Tác dụng: Bài tập Kegels có thể giúp điều trị bệnh trĩ bằng cách tăng cường cơ sàn chậu, cơ hậu môn và tăng cường lưu thông máu, giúp ngăn ngừa bệnh tăng nặng, trĩ nội trở thành trĩ ngoại.

2.2. Tư thế tấm ván cao

Cách thực hiện:

  • Nằm sấp trên sàn. Lòng bàn tay đặt trên sàn, bên dưới vai. Hai chân duỗi thẳng phía sau, nhấn ngón chân xuống sàn, hướng gót chân lên phía trần nhà.
  • Dùng lực cánh tay, ấn lòng bàn tay để nâng người lên đến đỉnh của tư thế chống đẩy. Siết cơ bụng, cơ tứ đầu đùi để giữ cơ thể tạo thành một đường thẳng từ gót chân lên đến đỉnh đầu.
  • Mắt nhìn xuống sàn để giữ cho cổ ở vị trí trung lập và duy trì hơi thở bình thường.
  • Giữ ít nhất trong 10 giây, sau đó hạ người xuống sàn.

Tác dụng: Tăng cường cơ bụng và trực tràng, giảm khó chịu do bệnh trĩ gây ra.

photo-1678764151378

Tư thế tấm ván cao.

2.3 Nâng chân tại chỗ

Cách thực hiện:

  • Đứng thẳng trên sàn.
  • Nâng chân phải về phía ngực, dừng lại khi đùi song song với sàn và tạo với đầu gối một góc 90 độ.
  • Đặt chân phải của bạn xuống và lặp lại ở chân kia.
  • Lặp lại các động tác nâng chân này trong 3 đến 10 phút nếu có thể.

Tác dụng: Tăng lưu lượng máu đến hậu môn, giúp vết thương nhanh lành và giảm đau hơn.

photo-1678764154295

Nâng chân tại chỗ.

2.4. Gập người về phía trước

Cách thực hiện:

  • Đứng thẳng trên sàn.
  • Kiễng chân lên và vươn tay qua đầu về phía trần nhà.
  • Cúi người về phía trước từ nếp gấp ở hông và đặt đầu ngón tay hoặc úp bàn tay xuống sàn, nếu có thể.

Tác dụng: Tăng cường cơ hậu môn và giúp ngăn ngừa bệnh trĩ ngoại.

photo-1678764156622

Động tác gập người về phía trước.

3. Các bài tập nên tránh khi bị bệnh trĩ

Bên cạnh bài tập có tác dụng tăng cường lưu thông máu đến hậu môn giúp giảm triệu chứng bệnh trĩ, một số hoạt động có thể làm cho bệnh trĩ tồi tệ hơn. Bao gồm:

Đứng và ngồi trong thời gian dài: Hoạt động này gây căng thẳng cho các tĩnh mạch ở trực tràng và có thể làm cho bệnh trĩ nặng hơn.

Các bài tập gây áp lực trực tiếp lên búi trĩ: Chẳng hạn như đạp xe, chèo thuyền và cưỡi ngựa có thể làm tăng cơn đau và chảy máu. Người bệnh trĩ có thể thay đổi các hoạt động này bằng đi bộ hoặc bơi lội.

Bài tập sử dụng nhiều cơ ở lưng và bụng: Chẳng hạn như ngồi xổm, gập bụng do làm tăng áp lực bên trong ổ bụng, có thể làm cho bệnh trĩ nặng hơn.

Mời bạn xem tiếp video:

Cách đơn giản để cắt giảm calo cho mục tiêu giảm cân


Lê Thu Lương
Theo livestrong
Ý kiến của bạn