30 nhà khoa học Nga và Việt Nam nghiên cứu ô nhiễm vi nhựa vùng biển phía Nam

01-05-2025 22:05 | Xã hội
google news

SKĐS - Các nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào phân tích các yếu tố liên quan đến ô nhiễm biển, sự hiện diện và tích lũy vi nhựa, các hợp chất hữu cơ khó phân hủy và phát triển dữ liệu viễn thám phục vụ quan trắc môi trường và nuôi trồng thủy sản.

Nhà khoa học Việt chế tạo thiết bị lưu trữ điệnNhà khoa học Việt chế tạo thiết bị lưu trữ điện

SKĐS - Các nhà khoa học Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường đã làm chủ công nghệ điều khiển, thiết kế và chế tạo hệ thống lưu trữ năng lượng hỗn hợp sử dụng pin lithium-ion và siêu tụ điện (hệ thống).

Trong khuôn khổ hợp tác khoa học giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Phân viện Viễn Đông (FEBRAS), Lễ đón tàu nghiên cứu khoa học "Viện sĩ Oparin" diễn ra vào chiều ngày 1/5 tại Viện Hải dương học, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đây là hoạt động khởi động cho chuyến khảo sát biển chung lần thứ 9 giữa hai Viện Hàn lâm từ ngày 1/5/2025 đến 25/5/2025 trên vùng biển Việt Nam.

30 nhà khoa học Nga và Việt Nam nghiên cứu ô nhiễm vi nhựa vùng biển phía Nam- Ảnh 2.

TS Đào Việt Hà, Viện trưởng Viện Hải dương học phát biểu tại sự kiện.

Chuyến khảo sát sử dụng tàu "Viện sĩ Oparin" – một trong những tàu nghiên cứu chuyên dụng về hóa sinh học và đa dạng sinh học của Liên bang Nga, với sự tham gia của 30 nhà khoa học Nga và Việt Nam. Trong thời gian gần một tháng, đoàn khảo sát sẽ triển khai thu mẫu hiện trường tại các vùng biển ven bờ và biển sâu thuộc vùng biển phía Nam Việt Nam, với các trạm vị, điểm nghiên cứu đã được thống nhất.

Chuyến khảo sát lần này có mục tiêu cập nhật, bổ sung các dữ liệu về đa dạng sinh học, chất lượng môi trường và nguồn lợi sinh vật biển, đồng thời thu thập mẫu sinh vật biển và môi trường phục vụ nghiên cứu hóa sinh, vi sinh và đánh giá tiềm năng các hợp chất sinh học từ biển. 

30 nhà khoa học Nga và Việt Nam nghiên cứu ô nhiễm vi nhựa vùng biển phía Nam- Ảnh 3.

Các nhà khoa học tham gia nhóm nghiên cứu.

Các nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào phân tích các yếu tố liên quan đến ô nhiễm biển, sự hiện diện và tích lũy vi nhựa, các hợp chất hữu cơ khó phân hủy và phát triển dữ liệu viễn thám phục vụ quan trắc môi trường và nuôi trồng thủy sản. Kết quả của chuyến khảo sát sẽ được công bố tại Hội thảo khoa học dự kiến tổ chức vào ngày 27/5 tại Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Chuyến khảo sát thứ 9 tiếp nối chuỗi hoạt động hợp tác bắt đầu từ năm 2005, góp phần củng cố quan hệ khoa học lâu dài, hiệu quả và tin cậy giữa hai Viện Hàn lâm khoa học hàng đầu hai quốc gia. Diễn ra đúng dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên bang Nga (1950–2025), chuyến khảo sát chung lần thứ 9 là minh chứng rõ rệt của tình hữu nghị truyền thống và quan hệ hợp tác toàn diện về khoa học – công nghệ, đặc biệt trong nghiên cứu biển và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữa hai đất nước.

Khoa học công nghệ là bàn đạp để Việt Nam vững bước tiến vào kỷ nguyên mớiKhoa học công nghệ là bàn đạp để Việt Nam vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

SKĐS - Việt Nam đang hội tụ nhiều yếu tố hấp dẫn như nguồn lao động dồi dào ở thời kỳ dân số vàng, nhiều người trẻ được đào tạo bài bản, có kỹ năng tốt, và luôn háo hức với cái mới, cũng như Việt Nam đang là điểm đến thu hút được sự đầu tư...


Tô Hội
Ý kiến của bạn