3 phương pháp điều trị hẹp van tim hai lá phổ biến hiện nay

31-05-2021 14:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Hẹp van tim hai lá là một trong những bệnh lý van tim phổ biến và nguy hiểm hiện nay. Việc điều trị hẹp van tim hai lá bằng cách nào, hiệu quả ra sao còn tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh khác nhau của từng người bệnh.

Hẹp van tim hai lá là gì?

Hẹp van tim hai lá là hiện tượng van 2 lá không thể mở hoàn toàn khiến lượng máu lưu thông qua các buồng tim đi nuôi cơ thể bị thiếu hụt nghiêm trọng.  Nếu không được phát hiện sớm, có phương án dự phòng và điều trị phù hợp thì người bệnh có nguy cơ cao phải đối mặt với các biến chứng như suy tim, rung nhĩ, tăng áp động mạch phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh hẹp van tim chủ yếu hiện nay:

Điều trị hẹp van hai lá bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc không giúp chữa khỏi hoàn toàn các bệnh van tim. Tuy nhiên đây vẫn là phương pháp chủ yếu trong điều trị bệnh hẹp van tim.

Điều trị bằng thuốc thường được chỉ định trong những trường hợp van tim hẹp nhiều gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh như khó thở, ho ra máu, khàn tiếng, khó nuốt, rối loạn nhịp tim,…hoặc các chẩn đoán cho thấy hẹp van tim ở mức trung bình đến nặng hoặc nguyên nhân do các bệnh lý.

image001

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp, người bệnh có nguy cơ cao phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng.

Mục đích của việc điều trị nội khoa

– Làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh

– Hỗ trợ điều trị các yếu tố nguy cơ như bệnh tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp

– Phòng ngừa các biến chứng do thiếu máu cơ tim và hình thành huyết khối

image003

Điều trị nội khoa vẫn là phương pháp điều trị hẹp van hai lá phổ biến hiện nay (ảnh minh họa)

Các loại thuốc điều trị hẹp van tim hai lá

Dựa trên mục đích điều trị, các loại thuốc được sử dụng cho người bị hẹp van hai lá thường là:

– Thuốc điều trị thiếu máu: phổ biến nhất là itroglycerin, Isosorbid. Giúp tăng cường cung cấp oxy cho cơ tim, giảm bớt gánh nặng tuần hoàn cho tim,…

– Thuốc chẹn beta: nhanh chóng giúp làm chậm nhịp tim của người bệnh.

– Thuốc lợi tiểu: giảm tích tụ chất lỏng thông qua tăng lượng nước tiểu, thường dùng trong những trường hợp người bệnh có triệu chứng sưng phù.

– Thuốc chống đông máu: ngăn ngừa sự hình thành các huyết khối.

– Thuốc điều trị mỡ máu, tiểu đường, cao huyết áp.

– Thuốc kháng sinh: có tác dùng ngăn ngừa và điều trị nếu người bệnh bị nhiễm trùng van tim do vi khuẩn.

Phẫu thuật điều trị hẹp van hai lá

Đối với những trường hợp van tim 2 lá hẹp rất nặng, điều trị nội khoa không đáp ứng hoặc người bệnh đã xuất hiện các biến chứng như suy tim, rung nhĩ, tăng áp động mạch phổi, phù phổi, … thì người bệnh có thể phải tiến hành các biện pháp can thiệp, phẫu thuật bao gồm:

Nong van tim

Thường được các bác sĩ khuyến khích bạn thực hiện để điều trị hẹp van 2 lá. Tuy nhiên nong van tim bị chống chỉ định trong những trường hợp:

– Nhĩ trái có huyết khối.

– Van hai lá bị vôi hóa nặng.

– Hở van hai lá từ trung bình đến nặng kèm theo hẹp van hai lá.

– Người bị hẹp van hai lá bẩm sinh.

Sửa chữa van tim

Sửa van 2 lá là phẫu thuật hở nhằm tách các cánh van dính lại. Sửa chữa van tim có hiệu quả tương tự như nong van tim nhưng là kỹ thuật mổ hở nên không được khuyến khích sử dụng.

Thay van tim – Phương pháp cuối cùng trong điều trị hẹp van tim hai lá

Đây là phương pháp cuối cùng khi tất cả các biện pháp điều trị không có tác dụng. Lúc này, van được thay thế bằng một van nhân tạo: van cơ học hoặc van sinh học.

Các van tim nhân tạo đều có xu hướng hình thành các cục máu đông. Vì vậy sau thay van, người bệnh thường phải thuốc kháng đông trong một khoảng thời gian nhất định (van sinh học) và liên tục (với van cơ học).

Cải thiện bệnh hẹp van hai lá bằng cách thay đổi lối sống

Phương pháp này thường được sử dụng trong các trường hợp hẹp van tim mức độ nhẹ và chưa biểu hiện thành triệu chứng. Lúc này, các phương pháp thay đổi lối sống lúc này có giá trị dự phòng, ngăn ngừa quá trình tiến triển của bệnh và nguy cơ hình thành các biến chứng.

Các phương pháp thay đổi lối sống bao gồm thay thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện và từ bỏ các thói quen xấu. Cụ thể:

Thay đổi chế độ ăn

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh lý nói chung và bệnh hẹp van tim nói riêng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng và tim mạch, người mắc bệnh hẹp van tim hai lá nên lưu ý khi loại thực phẩm sau:

– Tăng cường các loại rau rau, trái cây giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt…

– Ăn các thực phẩm ít béo hoặc chứa chất béo không bão hòa như: cá, thịt gia cầm bỏ da, dầu thực vật… Hạn chế mỡ động vật, đồ chiên rán…

– Hạn chế ăn mặn. Thay đổi cách chế biến từ kho, xào sang luộc, hấp…

– Không sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích.

– Không sử dụng các loại rau màu xanh thẫm nếu người bệnh đang dùng thuốc kháng vitamin K, vì sử dụng các loại rau này sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc kháng đông.

Xây dựng chế độ tập luyện phù hợp

Tập luyện thường xuyên và vừa phải có thể giúp lưu thông máu, cải thiện khả năng tuần hoàn máu, giúp cơ thể được nuôi dưỡng một cách bình thường ngay cả khi thiếu hụt lượng máu cung cấp cho tim.

Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh van tim, nếu tập luyện với cường độ quá cao cũng dễ gây áp lực cho tim, dễ khiến các ngày càng hư hỏng nghiêm trọng.

Các bài tập dành cho những người này là:

– Đi bộ

– Đạp xe

– Yoga

– Thiền

image005

Tập thể dục nhẹ nhàng giúp điều trị hẹp van tim hai lá hiệu quả (Ảnh minh họa)

Từ bỏ các thói quen xấu

Bên cạnh đó, người bệnh nên từ bỏ các thói quen thiếu lành mạnh như thức khuya, thường xuyên lo âu, căng thẳng,… Như vậy, hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.

Thay đổi lối sống là phương pháp không chỉ có tác dụng với người bị hẹp van tim mức độ nhẹ mà luôn được khuyến khích áp dụng ngay cả khi người bệnh đang điều trị bằng các phương pháp khác, thậm chí cả với những người chưa mắc bệnh nhằm ngăn ngừa nguy cơ.

Trên đây là một số biện pháp điều trị hẹp van hai lá. Có thể thấy việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn và hạn chế việc phải sử dụng đến các biện pháp can thiệp, phẫu thuật tốn kém. Ngay cả trong những trường hợp bệnh nhẹ, bạn cũng nên thăm khám sớm với các bác sĩ để được tư vấn các biện pháp dự phòng phù hợp.


Ý kiến của bạn