3 phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến trong khảo sát sức khỏe xương khớp

18-04-2024 08:00 | Y học 360
google news

Bạn gần đây bị té ngã và gãy xương? Bạn bị đau nhức khớp xương? Bạn bị chấn thương khi chơi thể thao và tổn thương dai dẳng không lành?

Khi khám bệnh về xương khớp, bác sĩ sẽ chỉ định làm các chẩn đoán hình ảnh để khảo sát xương chuyên sâu. Sau đây là 3 phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến nhất để đánh giá vấn đề xương khớp.

Chụp X-quang

3 phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến trong khảo sát sức khỏe xương khớp- Ảnh 1.

Chụp X-quang là gì?

X-quang sử dụng sóng điện từ truyền thẳng xuyên qua cơ thể con người để chụp hình ảnh xương và các cơ quan nội tạng. Vì mỗi vùng trên cơ thể có mức độ hấp thụ tia khác nhau nên xương có màu trắng khi chụp X-quang và các mô mềm có màu xám. Đừng lo lắng khi thấy hình ảnh phổi có màu đen, đó là vì phổi đang chứa không khí bên trong.

Mục đích kiểm tra?

Tia X được sử dụng trong đa dạng lĩnh vực. Nếu một người bị thương và bác sĩ nghi ngờ xương bị gãy, họ cần chụp X-quang để xác nhận chẩn đoán và xác định mức độ tổn thương.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp X-quang nếu nghi ngờ các bệnh lý như sau:

- Viêm khớp (khớp bị viêm sưng)

- Ung thư xương hoặc nhiễm trùng

Đối tượng kiểm tra?

Tất cả mọi người đều có thể chụp X-quang. Nếu người bệnh bị đau vùng xương khớp hoặc chấn thương, bác sĩ sau đó sẽ chỉ định chụp X-quang để đánh giá.

Chụp X-quang là quy trình tiêu chuẩn và hạn chế rủi ro. Tuy là X-quang có sử dụng bức xạ ion hóa nhưng mức độ phơi nhiễm thường nằm trong giới hạn an toàn của người trưởng thành. Ngoại lệ duy nhất là phụ nữ đang mang thai vì bức xạ có thể gây hại cho thai nhi trong bụng mẹ. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang có kế hoạch sinh con để được đề xuất phương án thay thế.

Quá trình chụp chiếu diễn ra thế nào?

Một tấm thu nhận hình ảnh được dùng để tái tạo hình ảnh bên trong cơ thể. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn giữ đúng tư thế như ngồi, đứng hoặc nằm. Nếu tư thế chụp cần di chuyển vùng xương hoặc khớp bị thương, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi khó chịu trong quá trình chụp chiếu. Nếu bệnh nhân lo lắng về cơn đau, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau trước khi kiểm tra.

Bệnh nhân cần giữ nguyên tư thế trong quá trình chụp X-quang để đạt được chất lượng hình ảnh rõ nét nhất có thể. Chụp X-quang là một xét nghiệm rất nhanh và hình ảnh thường được chụp trong vòng vài giây.

Yêu cầu và điều kiện khi chụp chiếu?

Hãy nhớ tháo trang sức và đồ vật kim loại ra vì những món đồ này sẽ làm tia X bị gián đoạn khi chiếu qua cơ thể và che khuất hình ảnh.

Chụp cắt lớp vi tính (CT)

3 phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến trong khảo sát sức khỏe xương khớp- Ảnh 2.

Chụp CT là gì?

Chụp CT là kiểm tra kết hợp máy chụp X-quang và máy tính để tái tạo hình ảnh 3D của cơ thể. Chụp CT cung cấp hình ảnh chi tiết hơn nhiều so với X-quang, hình ảnh CT giúp đánh giá cơ quan rắn, mô mềm và bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở xương.

Mục đích kiểm tra?

Bệnh nhân được chỉ định chụp CT nếu bác sĩ muốn kiểm tra xương chi tiết hơn.

Các tình trạng ảnh hưởng đến cột sống như vẹo cột sống (cong cột sống) hoặc gãy đốt sống sẽ được chỉ định chụp CT để bác sĩ đánh giá và quan sát khu vực bị tổn thương. Bác sĩ cũng chỉ định chụp CT để phát hiện các khối u lành tính (như u nang), khối u ung thư hoặc đo lường mật độ khoáng xương (xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh loãng xương).

Đối tượng kiểm tra?

Chụp CT có thể khảo sát hầu hết các bộ phận trên cơ thể từ đầu, vai, đầu gối và chân để chẩn đoán các rối loạn về xương, gãy xương hoặc ung thư xương. Vì chụp CT là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu nên có rất ít rủi ro phát sinh, ngooại trừ vấn đề phơi nhiễm bức xạ ion hóa.

Quá trình chụp chiếu diễn ra như thế nào?

Bệnh nhân sẽ nằm để chụp CT. Sau đó, họ được đưa vào máy quét, máy sẽ xoay quanh cơ thể bệnh nhân và chụp hàng trăm bức ảnh trong vài phút.

Tùy thuộc vào vùng cơ thể được kiểm tra, bác sĩ sẽ sử dụng một chất đặc biệt gọi là "chất cản quang" để các cơ quan nội tạng, mô và mạch máu hiển thị rõ hơn trong hình ảnh chụp. Bệnh nhân thường sẽ hấp thụ chất cản quang qua đường uống. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể tiêm tĩnh mạch cản quang vào cánh tay hoặc bơm thuốc chứa cản quang vào trực tràng.

Yêu cầu và điều kiện khi chụp chiếu?

Nếu chỉ định chụp CT có cản quang, bệnh nhân cần nhịn ăn tối đa 6 giờ trước khi chụp chiếu. Ngoài ra thì chụp CT không có nhiều khác biệt so với chụp X-quang, kiểm tra sẽ mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

3 phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến trong khảo sát sức khỏe xương khớp- Ảnh 3.

Chụp MRI là gì?

Chụp MRI là kiểm tra không xâm lấn sử dụng một nam châm lớn, sóng từ và máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết của xương và các cơ quan. Chụp MRI sẽ mất nhiều thời gian hơn chụp CT, nhưng ưu điểm là hình ảnh MRI có nhiều chi tiết rõ nét hơn và quan trọng nhất là không gây phơi nhiễm bức xạ ion hóa.

Mục đích kiểm tra?

Bác sĩ có thể chỉ định chụp MRI để kiểm tra xương, khớp, sụn, cơ và gân. Trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy đau nhức tại những cơ quan nêu trên và không rõ nguyên nhân, bác sĩ sẽ đề nghị chụp MRI để xác định chẩn đoán.

Chụp MRI cũng được chỉ định để chẩn đoán:

- Các bệnh lý viêm như viêm khớp

- Những bất thường bẩm sinh

- Tình trạng nhiễm trùng như viêm tủy xương (nhiễm trùng xương)

- Bệnh ung thư

- Bệnh lý tủy xương

- Thoái hóa tủy sống (thường liên quan đến tuổi tác)

Đối tượng kiểm tra?

Vì chụp MRI không sử dụng bức xạ ion hóa nên đây là một kiểm tra an toàn cho tất cả các đối tượng, kể cả phụ nữ mang thai đã qua ba tháng đầu của thai kỳ, cũng như trẻ nhỏ. Tuy nhiên, quá trình chụp chiếu có sử dụng từ trường nam châm nên bệnh nhân sử dụng máy điều hòa nhịp tim hoặc thiết bị cấy ghép kim loại (tùy thuộc vào kiểu dáng và loại thiết bị) sẽ không được phép chụp MRI.

Nếu bệnh nhân sợ không gian kín, vui lòng trao đổi trước với bác sĩ về việc dùng thuốc chống lo âu. Đối với những bệnh nhân sợ không gian kín nghiêm trọng, họ sẽ được dùng thuốc an thần và theo dõi bởi bác sĩ gây mê trong quá trình chụp.

Quá trình chụp chiếu diễn ra như thế nào?

Bệnh nhân nằm trên giường máy chụp, giường sẽ đưa bệnh nhân vào bên trong máy, sau đó bệnh nhân giữ nguyên tư thế để máy chụp ảnh rõ nét. Kỹ thuật viên MRI có thể nói chuyện với bệnh nhân thông qua hệ thống liên lạc nội bộ, và bệnh nhân có thể thông báo nếu họ cảm thấy không thoải mái hoặc muốn dừng chụp chiếu.

Quá trình chụp MRI có thể kéo dài từ 20 phút đến tối đa 2 giờ, tùy thuộc vào số lượng vùng cần đánh giá.

Yêu cầu và điều kiện khi chụp chiếu?

Tương tự như chụp CT, bệnh nhân không phải chuẩn bị nhiều trước khi chụp MRI. Tuy nhiên bệnh nhân cần phải tháo bỏ đồ trang sức hoặc đồ vật kim loại vì máy chụp MRI có từ trường nam châm. Trong vài trường hợp bác sĩ sẽ tiêm chất cản quang giống như chụp CT.


3 phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến trong khảo sát sức khỏe xương khớp- Ảnh 4.

Bác sĩ Leon Foo – Chuyên gia phẫu thuật chấn thương chỉnh hình từ Bệnh viện Mount Elizabeth Singapore với các chuyên môn chính như sau:

+ Tái tạo bề mặt, tái tạo và thay khớp gối

+ Phẫu thuật bảo tồn và tái tạo chi đối với các khối u xương và mô mềm

+ Điều trị các vấn đề về hông, đầu gối và vai do thoái hóa…

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận được tư vấn trực tiếp từ bác sĩ Leon Foo, xin liên hệ:

Văn phòng Đại diện Tập đoàn Y tế Parkway tại Hà Nội

Tầng 5, số 110 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, HN.

Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637

Email: info@parkway.com.vn

FB page: https://www.facebook.com/parkwayhanoi





PV
Ý kiến của bạn