Theo đó, báo cáo của Bộ Y tế cho biết, về công tác khám chữa bệnh tại thời điểm 7 giờ sáng ngày 06/02/2019 tức Mùng 2 Tết là 82.459 bệnh nhân. Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 40.569, nhập viện điều trị nội trú 127.119 bệnh nhân, chuyển viện 14.778 bệnh viện, thực hiện 2.416 ca phẫu thuật cấp cứu, trong đó 55 ca phẫu thuật chấn thương sọ não do các nguyên nhân.
Đỡ đẻ, mổ đẻ thành công đón 3.409 trẻ chào đời và cho xuất viện 14.778 bệnh nhân điều trị khỏi về nhà ăn Tết. Vận chuyển 1.073 lượt bệnh nhân bằng xe cứu thương của bệnh viện.
Tổng số bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh tại thời điểm 7 giờ sáng ngày 7/2/2019 tức mùng 3 tết là 90.274 bệnh nhân
Đón trẻ sơ sinh chào đời vào đúng thời khắc chuyển giao sang năm Kỷ Hợi tại Bệnh viện Từ Dũ- TP Hồ Chí Minh
Tai nạn giao thông (TNGT)
Báo cáo của Bộ Y tế cho biết, tổng số khám, cấp cứu do tai nạn giao thông là 7.280 trường hợp, tương đương so với cùng ngày Tết Mậu Tuất 2018. Số lượt TNGT phải nhập viện điều trị nội trú hoặc theo dõi là 2.794 trường hợp tăng 2,7 % so với cùng ngày Tết Mậu Tuất, chuyển tuyến trên điều trị 648 trường hợp.
Tổng số ca tử vong do tai nạn giao thông, bao gồm cả tử vong trên trước khi đến bệnh viện là 21 ca, giảm 8 ca (28%) so với cùng ngày Tết Mậu Tuất 2018.
Tính đến 7 giờ sáng Mùng 3, sau 5 ngày nghỉ Tết đã có 117 trường hợp tử vong do Tai nạn Giao thông.
Theo Bộ Y tế, so sánh 4 ngày nghỉ Tết từ 7 giờ sáng ngày 29 đến 7 giờ sáng ngày Mùng 2 của Tết Kỷ Hợi với cùng kỳ Tết Mậu Tuất (do Tết Nguyên đán Mậu Tuất bắt đầu nghỉ từ ngày 29 Tết), số ca Tử vong do TNGT giảm 22%. Số ca khám, cấp cứu do Tai nạn pháo nổ tăng 32% so với cùng kỳ 4 ngày Tết Mậu Tuất. Số ca Tai nạn đánh nhau không tăng.
Tất cả các cơ sở thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế về tăng cường công tác khám, chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, bảo đảm công tác thường trực cấp cứu cho nhân dân. Số ca tai nạn giao thông giảm cả số ca khám, cấp cứu và tử vong so với Tết Mậu Tuất, số ca tai nạn đánh nhau không tăng, số ca tai nạn do pháo nổ tăng cao so với Tết Mậu Tuất 2018
Tai nạn do pháo nổ, chất nổ
Bộ Y tế cho biết, ghi nhận trong ngày Mùng 2 Tết vẫn có 18 trường hợp khám cấp cứu do pháo nổ, tăng 10 ca so với cùng ngày Tết Mậu Tuất. Ghi nhận 3 trường hợp nhập viện do chất nổ khác. Có 01 ca tử vong cháu trai 10 tuổi, bị bắn bằng súng tự chế tại Đồng Nai.
Trong 5 ngày Tết (tính đến 7h sáng ngày Mùng 3 Tết) đã có 275 trường hợp khám, cấp cứu do Pháo nổ các loại.
Tai nạn do đánh nhau
Theo báo cáo của các cơ sở y tế gửi về trong lĩnh vực khám chữa bệnh: Tổng số ca đến cấp cứu do đánh nhau đến khám là 734 trường hợp (giảm nhẹ 1 % so với cùng ngày Tết Mậu Tuất, số ca nặng phải nhập viện điều trị, theo dõi là 435 trường hợp, giảm 21% so với cùng ngày Tết Mậu Tuất), số ca xác định do rượu/bia là 98 trường hợp giảm 27%, có 97 trường hợp phải chuyển viện tuyến trên, có 01 trường hợp tử vong so với 03 ca cùng ngày Tết Mậu Tuất 2018.
Trong 5 ngày Tết từ ngày 28 Tết đến 7h sáng Mùng 3 Tết đã có 3,442 ca khám, cấp cứu Tai nạn do đánh nhau, 1,820 ca phải nhập viện điều trị/theo dõi và 11 trường hợp tử vong.
Tai nạn do sinh hoạt, lao động
Tổng số ca khám Tai nạn sinh hoạt, lao động là 2.624 trường hợp, có 01 trường hợp tử vong.
Tính cả 5 ngày nghỉ Tết (tính đến 7h sáng ngày Mùng 3 Tết) đã có 13.955 trường hợp khám, cấp cứu do tai nạn sinh hoạt, lao động trong đó 16 trường hợp tử vong.
Ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hoá
Tổng số ca khám rối loạn tiêu hoá, ngộ độc thức ăn là 556 trường hợp (giảm 7% so với cùng ngày Tết Mậu Tuất 2018, trong đó 159 trường hợp được xác định là ngộ độc/say rượu, bia giảm 3 % so với cùng ngày Tết Mậu Tuất. Ghi nhận 132 trường hợp khai do ngộ độc thức ăn tự chế biến, không tăng so với cùng ngày Tết Mậu Tuất), chưa phát hiện vụ ngộ độc thực phẩm.
Tổng số trong 5 ngày Tết (tính đến 7h sáng ngày Mùng 3 Tết) đã có 1.982 ca khám, cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hoá, 488 ca nhập viện để điều trị/theo dõi, 03 ca tử vong do ngộ độc thuốc trừ sâu (tự tử).