Hà Nội

3 lý do Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam

14-05-2014 00:00 | Quốc tế
google news

SKĐS - Trang tin The Diplomat ngày 13.5 đăng tải một bài viết lý giải ba mưu đồ của Trung Quốc khi đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào vùng biển Việt Nam.

SKĐS - Trang tin The Diplomat ngày 13.5 đăng tải một bài viết lý giải ba mưu đồ của Trung Quốc khi đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào vùng biển Việt Nam.

Một là, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam là có mưu đồ chính trị chứ không phải vì mục đích thương mại.

Trung Quốc âm mưu dùng giàn khoan này để cộng đồng và dư luận thế giới phản ứng, từ đó, Bắc Kinh có cớ để khẳng định tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” phi lý trên biển Đông.

Hai là, Trung Quốc dùng giàn khoan Hải Dương-981 để thách thức các nước thành viên ASEAN trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.

Bắc Kinh đã chọn thời điểm đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ngày 11.5 vừa qua, là nhằm mục đích trì hoãn việc đưa ra Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và ASEAN.

Mặc dù tuyên bố chung từ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa qua đã không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng cuộc họp ngoại trưởng ASEAN ngày 10.5 đã đưa ra một tuyên bố lịch sử “là sự ủng hộ đối với Việt Nam” trước các hành động ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông.

Ba là, Trung Quốc muốn thách thức lợi ích của Mỹ ở biển Đông sau chuyến công du 4 nước châu Á vừa qua của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

The Diplomat cho rằng Trung Quốc đang muốn vẽ lên một bức tranh Mỹ không có khả năng bảo vệ lợi ích của chính mình ở biển Đông, bao gồm tự do hàng hải. Rõ ràng, đến nay, Mỹ cũng chỉ lên tiếng phản đối hành động “khiêu khích” và “hung hăng” của Trung Quốc ở biển Đông.

Cũng theo The Diplomat, Bắc Kinh sẽ đặt giàn khoan đến tháng 8.2014, trong khi Mỹ - Trung Quốc sẽ cùng tổ chức một cuộc thảo luận chiến lược thường niên vào tháng 7.2014 và nhiều khả năng hai bên sẽ bàn về tranh chấp chủ quyền trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Phúc Duy

 

 


Ý kiến của bạn