3 lưu ý giúp ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe trong mùa đông

SKĐS - Vào mùa đông, khả năng miễn dịch của cơ thể giảm, bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền dễ dàng hơn so với các mùa khác. Vì vậy, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trong mùa đông là vô cùng cần thiết.

1. Giữ ấm cơ thể trong mùa đông

Mùa đông gồm các tháng 10, 11, 12 âm lịch, bao gồm 6 tiết khí: Lập Đông, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết, Đông Chí, Tiểu Hàn, Đại Hàn. Nhiệt độ giảm làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Cảm lạnh, cảm cúm và sốt là một trong những tình trạng sức khỏe phổ biến mà mọi người cần chú ý.

Theo các nhà Dưỡng sinh, ba tháng mùa đông cần phải đi ngủ sớm và dậy muộn. Ăn uống đúng cách, tập thể dục và mặc quần áo ấm… là biện pháp khá hiệu quả trong mùa đông để bảo vệ chống lại virus cảm lạnh và cúm. Điều bạn cần chú ý là che đầu của bạn trong mùa đông. 

photo-1666191063057

Giữ ấm da đầu quan trọng như giữ ấm cơ thể.

Bạn có thể chọn cho mình một chiếc mũ vải, mũ len hoặc khăn quàng… miễn là bạn che đầu khi bước ra khỏi nhà trong thời tiết giá lạnh thì nguy cơ bị ốm của bạn sẽ giảm xuống gần một nửa.

Theo TS. Nikita Kohli, chuyên gia Ayurvedic (Ayurvedic: Hệ thống y học truyền thống của Hindu - Ấn Độ), che đầu trong mùa đông giúp giữ nhiệt, giúp bạn cảm thấy ấm áp và thoải mái hơn. Khi da đầu tiếp xúc với thời tiết lạnh, bạn sẽ mất nhiều nhiệt hơn từ cơ thể và có nguy cơ bị cảm lạnh và cảm cúm. Giữ ấm da đầu cũng quan trọng như giữ ấm cơ thể.

2. Chú ý về ăn uống 

Mùa đông nên ăn thức ăn nóng sốt, thức ăn có tính thực dưỡng theo mùa, không ăn thức ăn sống lạnh. Thức ăn bổ dưỡng có thể giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch

Chú ý ăn nhiều rau xanh và các loại đậu. Mùa đông sáng sớm không để bụng đói, đêm chớ ăn no, sau khi ăn một lúc có thể nằm nghỉ để trợ giúp tiêu hóa.

Đề phòng bệnh tật và bảo vệ sức khỏe trong mùa đông - Ảnh 3.

Mùa đông cần phải chú ý ăn nhiều rau xanh và các loại đậu.

3. Tập luyện trong mùa đông

Mùa đông tuy giá lạnh, nhưng vẫn cần rèn luyện thân thể, tùy theo từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Có thể luyện tập trong nhà và luyện tập ngoài trời.

Tuy nhiên, nếu tập ngoài trời thì không nên dậy tập quá sớm. Nói chung, nên chờ mặt trời lên rồi hãy ra ngoài luyện tập. Khi tập luyện đều đặn và phù hợp giúp tăng cường trao đổi chất, tăng cường sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ bị ốm. 

Mời bạn xem thêm video:

Dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết giảm tiểu cầu nghiêm trọng.


Trịnh Nguyên Cường
(Theo timesofindia)
Ý kiến của bạn