1. Người tăng huyết áp nên hạn chế uống rượu
Rượu làm trầm trọng thêm bệnh tăng huyết áp.
Người bị tăng huyết áp không nên uống rượu.
Uống nhiều rượu trực tiếp làm tăng huyết áp. Ngoài ra, rượu còn tác động làm tổn thương thành mạch máu, có thể làm huyết áp tăng cao hơn nữa và gây khó khăn hơn cho việc điều trị, đồng thời làm tăng nguy cơ biến chứng…
2. Giảm muối ăn
Ăn quá nhiều muối có thể làm cho bệnh tăng huyết áp trở nên trầm trọng hơn.
Ăn quá nhiều muối có thể làm cho bệnh tăng huyết áp trở nên trầm trọng hơn. Quá nhiều muối còn có hại cho tim, bất kể tình trạng huyết áp ra sao. Điều này có nghĩa là giảm natri là một phần được khuyến khích mạnh mẽ trong chế độ ăn uống lành mạnh. Những khuyến nghị này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh huyết áp cao thứ phát do các vấn đề về thận.
Mặc dù ban đầu có thể khó thực hiện chế độ ăn ít natri, nhưng bạn sẽ nhanh chóng điều chỉnh lại vị giác của mình trong vài tuần. Tự chuẩn bị thức ăn tại nhà từ nguyên liệu nguyên chất thay vì ăn thực phẩm chế biến sẵn hoặc ăn ở nhà hàng là một cách dễ dàng để kiểm soát lượng natri trong thức ăn của bạn.
3. Hạn chế tiêu thụ chất béo ‘xấu’
Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có hại cho cả tim và mạch máu và không tốt cho người tăng huyết áp.
Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có hại cho cả tim và mạch máu, và càng làm cho mạch máu thêm 'căng thẳng' trong bối cảnh tăng huyết áp.
Do đó, cần hạn chế ăn chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa (thịt đỏ, thức ăn nhanh…) là việc nên làm để có một trái tim khỏe mạnh. Điều này lại càng quan trọng với người tăng huyết áp.
Thay vì thịt đỏ, hãy thưởng thức cá, thịt gia cầm (bỏ da), hạt, quả hạch và đậu... và thưởng thức các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo.
Nếu bạn muốn thực hiện chế độ ăn kiêng sâu hơn dành cho người tăng huyết áp, hãy xem xét kế hoạch ăn kiêng DASH (phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống để ngăn chặn chứng tăng huyết áp).
Mời độc giả xem thêm video:
Tăng huyết áp khiến thận bị tổn thương - SKĐS