ThS.BS. Nguyễn Quang Dương, Phụ trách khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh gợi ý ba loại lá sau có thể tắm cho trẻ bị bệnh tay chân miệng.
1. Lá trà xanh
Theo Đông y, lá trà xanh tính hàn, có vị chát, đắng, hơi chua, không độc; vào tâm, can, tỳ, phế, thận; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phong thấp, làm bền mạch máu, sát khuẩn, làm lành những thương tổn.
Lá trà có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm nên thường xuyên dùng nước chè súc miệng có tác dụng chữa nhiệt miệng hiệu quả.
Trong lá trà xanh thành phần tanin chiếm nhiều có tác dụng săn se niêm mạc, khô vết thương hở, nhanh mọc tổ chức hạt do vậy rất thích hợp với bệnh chân tay miệng.
Cách sử dụng: Lá trà xanh 300g rửa sạch, đun sôi với nước trong 5 phút để nguội đến nhiệt độ thích hợp thì lấy ra để tắm cho trẻ.
2. Lá diếp cá
Diếp cá vị chua, mùi tanh, cay nhẹ, tính hàn, quy kinh can, phế; có tác dụng tán nhiệt, tiêu ung thũng, dùng chữa phế ung. Dùng ngoài chữa ung thũng, trĩ, vết lở loét.
Nhân dân dùng cây diếp cá trong những trường hợp tụ máu như trong bệnh trĩ lòi dom (sắc uống nước với liều 6 – 12g đồng thời sắc nước lấy hơi xông rồi rửa). Nhiều người dùng thấy hiệu nghiệm.
Lá diếp cá tính mát, có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu sưng hiệu quả, mang lại tác dụng tốt đối với những bọng nước ở tay chân miệng.
Cách sử dụng: Đun sôi một nắm lá diếp cá rồi pha loãng và tắm cho trẻ.
3. Lá kinh giới
Kinh giới vị cay, tính ấm, quy kinh can, phế, tỳ.
Kinh giới có tác dụng khu phong tán hàn, là loại lá ăn, tắm trị phong hàn phong nhiệt rất tốt. Alkaloid trong kinh giới có tính kháng viêm mạnh, sát trùng, tiêm viêm, trị chứng mẩn ngứa, ban chẩn, nhiễm độc ngoài da rất hiệu quả.
Cách dùng: Lấy 100g rau kinh giới tươi đun với 5 – 7 lít nước tắm cho trẻ.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Thứ trưởng Bộ Y tế: Tỷ lệ chấp thuận của phụ huynh về việc tiêm vaccine cho trẻ là 60-80%.