Hà Nội

3 điều cần biết khi điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ

19-11-2023 16:00 | Bệnh trẻ em

SKĐS - Tự kỷ là một hội chứng rối loạn phát triển, khi mắc bệnh trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ngày nay, số trẻ em mắc bệnh tự kỷ ngày càng tăng lên, theo thống kê cứ 1.000 trẻ thì có 2 - 5 trẻ bị tự kỷ.

Bệnh tự kỷ ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và những tiên lượngBệnh tự kỷ ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và những tiên lượng

SKĐS - Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa mức độ từ nhẹ đến nặng, khởi phát trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài. Điều đáng lo ngại là tỉ lệ chẩn đoán trẻ mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng. Trẻ trai bị tự kỷ nhiều hơn trẻ gái từ 4 đến 6 lần.

Tự kỷ là một hội chứng rối loạn phát triển, có liên quan đến sự phát triển chức năng của não, đặc trưng bởi những khiếm khuyết về kỹ năng giao tiếp xã hội, ngôn ngữ, hành vi, sở thích bị hạn chế hoặc lặp đi lặp lại.

Khi mắc phải rối loạn tự kỷ sẽ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, việc hiểu rõ về căn bệnh này là vô cùng quan trọng. Nếu được phát hiện và can thiệp sớm, cùng sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng, trẻ bị tự kỷ sẽ có khả năng phát triển các giá trị bản thân, hòa nhập cộng đồng.

Tự kỷ được chia làm 2 loại

- Loại điển hình (bẩm sinh): Là loại tự kỷ phát hiện ngay khi trẻ được sinh ra đến trước 3 tuổi, trẻ có biểu hiện phát triển chậm.

- Loại không điển hình: Trẻ vẫn phát triển bình thường từ 12 - 30 tháng tuổi, nhưng sau đó lại đột ngột không phát triển hoặc thoái triển như mất các kỹ năng đã học được hoặc những dấu hiệu khác.

Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ

Nhiều ý kiến về nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ. Trong đó có ý kiến cho rằng gen đóng vai trò trong sự hình thành và phát triển của bệnh tự kỷ ở trẻ. Sự phát triển thiếu hài hòa của não bộ do một số gen gây ra làm tổn thương não bộ.

Ảnh hưởng của quá trình mang thai cũng có thể dẫn đến nguy cơ bệnh tự kỷ ở trẻ. Trong quá trình mang thai, người mẹ tiếp xúc thường xuyên với nhiều chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy… sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tự kỷ ở trẻ sau khi sinh ra.

Một số nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ có thể kể đến như do người mẹ mắc Rubella trong thời kỳ mang thai, điều này làm cho não của thai nhi kém phát triển, gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ.

Một số bệnh lý tuyến giáp gây thiếu hụt Tyroxin của người mẹ trong kỳ thai nghén cũng được giới chuyên môn khẳng định làm thay đổi não thai nhi, dẫn tới bệnh tự kỷ ở trẻ.

Do người mẹ mắc tiểu đường và béo phì, sử dụng thuốc chống co giật, thalidomide và axit valproic trong khi mang thai.

Yếu tố môi trường không thuận lợi sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tự kỷ ở trẻ như: Hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường. Trong thời kỳ mang thai, người mẹ sử dụng rượu, bia, chất kích thích... sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển ở trẻ và dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ.

Khi mang thai người mẹ tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm, đặc biệt là kim loại nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ. Các tác nhân môi trường bao gồm flavonoid trong thực phẩm, khói thuốc lá và hầu hết thuốc diệt cỏ... có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ ở trẻ.

Gia đình bỏ mặc, ít dạy dỗ quan tâm cũng là một trong số những yếu tố dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ. Các thành viên trong gia đình chính là người đầu tiên có thể tạo cơ hội giúp trẻ hình thành các quan hệ xã hội, là hình mẫu cho trẻ về cách ứng xử. Cách sống và cách tổ chức cuộc sống trong gia đình tốt sẽ khuyến khích, nuôi dưỡng sự phát triển những tính cách tích cực ở trẻ.

 3 điều cần biết khi điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ- Ảnh 2.

Tự kỷ là một hội chứng rối loạn phát triển, có liên quan đến sự phát triển chức năng của não.

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ

Tùy vào từng cá nhân mà tự kỷ có những biểu hiện về hình thái và mức độ khác nhau.

Một số biểu hiện bao gồm:

– Trẻ không nói chuyện hoặc chậm nói.

– Trẻ chỉ ra dấu mà không sử dụng ngôn ngữ.

– Trẻ né tránh ánh mắt của người đối diện.

– Trẻ không muốn hay không thích người khác đụng chạm vào mình, ngay cả với cha mẹ hoặc người thân.

– Trẻ không bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài.

– Trẻ không thích chơi đùa với bạn bè hoặc người khác.

– Trẻ không có khái niệm về thời gian, không thể đóng vai vào nhân vật khi chơi đùa.

– Trẻ kén ăn, khó ngủ.

– Trẻ khó tiếp thu thông tin người khác nói. Không nhạy cảm với sự đau đớn.

– Trẻ giỏi về ghi nhớ hình ảnh. Có hứng thú với một số sự vật, đặc biệt là màu sắc. Hay lặp lại một số câu nghe được trên tivi hoặc từ những người xung quanh một cách vô nghĩa. Hay lặp lại câu hỏi thay vì trả lời. Hay lặp lại hành động vỗ tay, vẫy tay, đu đưa thân mình…

– Trẻ thường đi nhón gót hoặc bước đi với hai ngón chân cái hướng vào trong. Khi giận dữ thường cáu gắt đánh người xung quanh. Thường lấy tay đập vào đầu, lấy đầu đập vào tường.

3 lưu ý khi điều trị tự kỷ ở trẻ

Nếu trẻ tự kỷ nhẹ được kiểm tra, phát hiện và can thiệp sớm, thì sự phát triển của trẻ vẫn có thể diễn ra tương đối bình thường, trẻ có thể hòa nhập được với cộng đồng xã hội. Trong trường hợp nặng hơn thì các biện pháp can thiệp và chăm sóc lúc này chỉ có thể giúp trẻ cải thiện phần nào để biết cách giao tiếp.

Điều trị bệnh tự kỷ bằng chế độ quan tâm chăm sóc đặc biệt: 

- Trẻ rất cần tình yêu thương, sự quan tâm từ cha mẹ và người thân. Đừng mặc cảm, không chủ quan, không bỏ rơi trẻ và cũng đừng để cho ai kỳ thị trẻ. Cha mẹ hãy kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, luôn ở bên con và dành thời gian dạy con.

- Tự kỷ dù nhẹ hay nặng cũng là tổng hợp của các hội chứng, tình trạng suy giảm nhận thức, tương tác xã hội, ngôn ngữ cũng như khả năng giao tiếp. Vì vậy, công việc chữa trị cần một quá trình lâu dài, kiên trì, bền bỉ cùng sự phối hợp chặt chẽ của cả cha mẹ, gia đình, giáo viên, cộng đồng… mới có thể mang lại hiệu quả tốt, không thể chỉ dùng thuốc chữa trị như các bệnh khác.

- Cha mẹ cần theo dõi tình trạng tự kỷ của trẻ một cách kỹ càng, trao đổi với bác sĩ, chuyên gia tâm lý, giáo viên mẫu giáo, thực hiện đúng theo những lời khuyên và hướng dẫn trị liệu về việc chăm sóc và giáo dục trẻ.

Tóm lại: Khi nghi ngờ trẻ bị tự kỷ, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là tìm đến các bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn. Điều trị sớm sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Tùy từng mức độ, tình trạng của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau, bao gồm cả điều trị bằng thuốc và tâm lý học. 

Phương pháp chữa trị tốt nhất để cải thiện tình trạng của trẻ là sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của cha mẹ, gia đình và người thân. Sự quan tâm, chăm sóc không chỉ thể hiện bằng tình yêu, mà còn là sự kiên trì, nhẫn nại, bền bỉ. Gia đình đồng hành cùng trẻ vượt qua những thử thách khó khăn, để trẻ có thể hòa nhập được với các bạn.

BS. Hoàng Đại
Ý kiến của bạn