Trong những trường hợp như vậy, đôi khi chỉ cần bạn ‘lùi lại, nhượng bộ” một bước, chính điều đó giúp bạn hiểu rõ hơn cảm xúc của chính mình, của người bạn đời và có thể củng cố lại mối quan hệ một cách tốt đẹp hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp khác không phải do mâu thuẩn gia đình mà do chính bản thân của mỗi người. Sau đây những lời khuyên trước khi bạn có quyết định cuối cùng!
1. Hãy cố gắng làm những điều tốt đẹp nhất
Hãy cố gắng làm những điều tốt đẹp và thường xuyên hơn, nên có những bữa cơm ngon cho gia đình, thời gian cho con cái, người thân trong gia đình, đọc sách, thiền, những hoạt động thể dục thể thao … ngay cả khi mối quan hệ vợ chồng đã có “khoảng cách”, nhưng những gì bạn chăm sóc cho bản thân, cho gia đình vẫn đem lại cái nhìn thiện cảm hơn và đôi khi cải thiện được “tình hình”!
2. Nên có những “nhượng bộ, bước lùi”
Trước khi bạn muốn quyết định kết thúc mọi thứ, hãy chắc chắn rằng bạn có lí do chính đáng để thuyết phục bản thân và không phải chỉ bằng cảm xúc. Bình tĩnh lại và cân nhắc kĩ lưỡng. Đừng bao giờ đưa ra những quyết định quan trọng mà chỉ dựa trên tình cảm, trên những cảm xúc thoáng qua mà điều cần thiết là phải có những suy nghĩ thật chín chắn. Hãy dành ít thời gian để suy nghĩ, để phân tích những điều bạn cảm nhận được. Có thể lúc đó bạn nghĩ rằng bạn muốn trốn chạy khỏi những bế tắc của cuộc sống gia đình! Nhưng cuộc sống luôn vận chuyển và biến đổi, ngay cả khi bạn cảm nhận rằng cuộc sống gia đình sẽ không thể nào thay đổi khác được nhưng nếu với những cố gắng, nỗ lực mỗi ngày, bạn có thể tạo nên nhiều điều mới mẻ và tốt đẹp hơn, vì vậy hãy phân tích và suy nghĩ trước khi có những quyết định quan trọng của cuộc đời!
3. Hãy nhận ra vai trò và bổn phận trong gia đình
Đây là vấn đề tế nhị nhưng bạn cần hiểu, nhận ra vai trò, nhiệm vụ trong gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình có những vai trò và trách nhiệm khác nhau. Trong gia đình nếu không có sự thông cảm, chia sẽ đôi khi sẽ gây những hiểu lầm, lúc đó có thể có những phản ứng, những lời lẽ không được hay, được tốt đẹp. Tốt nhất nên có những lời giải thích hợp lý để thông cảm nhau, mà đôi khi điều đó đã từng làm bạn đau khổ, “oan ức”.