3 công thức món ngon độc đáo, lạ miệng cho ngày nghỉ lễ

02-09-2022 14:48 | Dinh dưỡng
google news

SKĐS - Đang mùa vịt, thay vì luộc, nướng, nấu xáo măng... thì hãy làm món thịt vịt nấu giả cầy đặc sắc, hòa quyện các gia vị quen thuộc tạo thành món ăn đậm đà hương vị miền Trung.

Đậu xanh - công dụng tuyệt vời và những món ngon giải nhiệt ngày hèĐậu xanh - công dụng tuyệt vời và những món ngon giải nhiệt ngày hè

SKĐS - Đậu xanh có công dụng thải độc, giải nhiệt mùa hè. Bạn nhất định phải thử những món ngon khó cưỡng từ đậu xanh để thêm khỏe mạnh và đẹp da ngày hè.

Cách nấu gia cầm giả cầy

Món giả cầy nấu từ thịt động vật đã khá quen thuộc, nhưng biến tấu với các thịt gia cầm giả cầy cũng thơm ngon hấp dẫn. Nguyên tắc chung của gia cầm nấu giả cầy là đều sơ chế sạch, rồi chà xát bằng muối khử hôi mới thui sơ, chặt nhỏ tẩm ướp với các loại gia vị để nấu thành nồi giả cầy thơm sánh, đậm đà...

3 công thức món ngon độc đáo, lạ miệng cho ngày nghỉ lễ - Ảnh 2.

Gia cầm nấu giả cầy cũng phải thui sơ rồi mới tẩm ướp với gia vị giả cầy. Ảnh minh họa.

Sau đây xin giới thiệu sơ qua cách nấu giả cầy một số gia cầm:

Thịt ngỗng nấu giả cầy

Thịt ngỗng sơ chế xong dùng muối chà xát rồi rửa lại thật sạch để loại bỏ mùi hôi.

Thui thịt ngỗng cho lớp da thơm vàng, sau đó rửa sạch rồi chặt miếng, ướp với mắm tôm, mẻ, riềng, sả và các gia vị khác.

Khoảng 30 phút đến 1 giờ sau thì thịt ngỗng ngấm gia vị.

Phi thơm hành, tỏi, riềng, gừng băm nhỏ rồi đổ thịt đã ướp vào xào cho săn thì đổ tiếp nước lạnh vào, đậy nắp và đun tới khi nước cạn và bắt đầu sánh lại là thịt chín. Múc ra, ăn nóng.

Cách nấu thịt ngan giả cầy

Nguyên liệu

Ngan 1 con

Sả, riềng, ớt tươi

1 muỗng mắm tôm, 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng mật mía, 1 muỗng màu dầu điều.

Cách làm

Ngan sơ chế, thui cho sém da rồi rửa sạch, chặt miếng.

Ướp thịt ngan với sả, riềng băm nhỏ, 1 muỗng mắm tôm, 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng mật mía, 1 muỗng màu dầu điều và ớt tươi khoảng 1 tiếng.

Cho thịt ngan vào xào trên lửa to, đảo thịt cho chín tái rồi đổ nước xâm xấp mặt thịt. Đậy vung, nấu với lửaSau k nhỏ cho tới khi thịt chín mềm thì tắt bếp.

3 công thức món ngon độc đáo, lạ miệng cho ngày nghỉ lễ - Ảnh 4.

Thui thịt gia cầm xong cần rửa sạch lớp bụi than rồi mới bắt đầu chế biến. Ảnh minh họa.

Thịt gà giả cầy của miền Nam

Nguyên liệu

Gà chọi (gà nấu giả cầy chọn gà đá, gà chọi có độ dai và ngon nhất, không có mới dùng gà ta).

Hành khô, tỏi, sả, gừng, nghệ, riềng

Nước dừa tươi

Đậu phộng luộc

2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh nước mắm, 1 chút sa tế tôm,1 gói ngũ vị hương, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng mắm tôm rồi trộn đều.

Cách làm

Gà làm sạch, dùng rơm thui hoặc nướng sơ cho sém da. Dùng muối và chanh chà xát cho sạch, chặt miếng vừa ăn.

Ướp thịt gà với hành khô, tỏi và sả băm, cùng 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh nước mắm, 1 chút sa tế tôm,1 gói ngũ vị hương, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng mắm tôm rồi trộn đều.

Phi thơm tất cả gừng, nghệ, riềng băm nhuyễn.

Trút thịt gà vào xào tới săn thì đổ nước dừa tươi, đậu phộng luộc vào nấu cùng. Ninh khoảng 30 – 40 phút là gà chín, tắt bếp và múc ra đĩa.

Thơm nức mũi thịt vịt nấu giả cầy miền Trung

Trong tất cả các con nấu giả cầy thì món thịt vịt nấu giả cầy kiểu miền Trung được cho là đặc sắc hơn cả. Sự hòa quyện của nhiều gia vị khiến món vịt giả cầy hương vị miền Trung vô cùng hấp dẫn, ăn kèm với cơm, bún, bánh mì đều rất tuyệt.

Cách nấu vịt giả cầy miền Trung dùng nhiều gia vị hơn, nhưng vẫn nổi bật hương vị đặc trưng của riềng, vị chua nhẹ của mẻ, vị nồng đậm đà của mắm tôm... làm nên món giả cầy ăn rồi không thể quên.

Cách nấu thịt vịt giả cầy miền Trung đặc biệt như sau:

Nguyên liệu

Vịt: 1 con khoảng 1-2 kg (chọn vịt xiêm sẽ nấu ngon hơn).

Riềng, gừng, tỏi: mỗi loại 1 củ. Ớt: 2 quả, sả: 5 nhánh, mẻ: 2 thìa canh, mắm tôm: 2 thìa nhỏ.

Các gia vị khác: dầu ăn, đường, muối, hạt nêm…

3 công thức món ngon độc đáo, lạ miệng cho ngày nghỉ lễ - Ảnh 5.

Nguyên liệu để nấu món thịt gia cầm giả cầy. Ảnh minh họa.

Cách làm

Khâu sơ chế thịt vịt và các nguyên liệu là phiền phức nhất, những bước còn lại vô cùng đơn giản để cho ra được một món ăn hoàn hảo, thơm ngon nức mũi.

Cách 1:

Làm vịt thật sạch để khử được mùi tanh và mùi hôi vốn có ở vịt. Giã gừng nhỏ rồi trộn cùng muối và rượu, chà xát lên toàn thân vịt để khử mùi tanh và mùi hôi. Rửa sạch lại với nước.

Thui vịt bằng khò gas hoặc bếp than, thui khéo cho da vịt cháy xem vàng rồi rửa sạch lại lần nữa, rồi chặt thành miếng to.

Xay nhỏ riềng bằng máy sinh tố hoặc băm nhuyễn.

Gừng cắt thành sợi và sả dập nát, cắt thành từng khúc

Ớt và tỏi băm thật nhỏ

Lọc nước mẻ, bỏ bã

Ướp thịt vịt cùng với gừng, riềng, ớt, mẻ, mắm tôm. Thêm đường và bột canh rồi trộn đều, ướp khoảng 30 phút đến 1 giờ cho thấm đủ gia vị.

- Phi thơm tỏi băm, trút thịt vịt đã ướp vào chảo xào tới săn lại thì đổ nước ngập mặt thịt vịt, đun trên lửa to tới sôi thì nêm thêm gia vị vừa ăn, rồi hạ lửa đun tới khi nước cạn, thịt vịt đã mềm thì tắt bếp.

- Múc thịt vịt ra bát tô to. Trang trí bằng mấy cọng rau thơm cho đẹp mắt. Ăn nóng với cơm, bún hoặc bánh mì.

Cách 2

Từ khâu ướp thịt vịt thì dùng các gia vị: 25g tương hột, 2 muỗng cà phê cà ri, 2 muỗng muối, 3 muỗng đường, 4 muỗng hạt nêm, một chút dầu điều rồi trộn đều.

Phi thơm tỏi, cho vịt vào xào cho săn lại, thêm 1 chén nước dão dừa và 1 quả dừa tươi vào nấu cho vịt mềm. Khi nước bắt đầu sệt lại cho tiếp 1/2 chén nước cốt dừa vào nấu thêm 5 phút nữa là được.

Cách nấu thịt vịt giả cầy miền Trung chỉ cần đầu tư thời gian sơ chế, còn các khâu sau làm đơn giản hơn là cả nhà đã có thêm món thực ăn rất lạ miệng và ngon cơm.

3 công thức món ngon độc đáo, lạ miệng cho ngày nghỉ lễ - Ảnh 6.

Món thịt vịt giả cầy độc đáo của miền Trung. Ảnh minh họa.

Cách 3 - Nấu thịt vịt giả cầy đơn giản nhất

Nguyên liệu

- 1 con vịt khoảng 1,5kg (chọn con vịt ngon, già một chút thì nấu xong thịt dai và ngọt).

- 1 củ nghệ, 1 củ tỏi, 1 củ hành khô, 1 nhánh riềng, 1 nhánh gừng, 1 quả chanh, 1 nắm nhỏ rau mùi tàu, 1 thìa mắm tôm, 2 thìa mẻ.

- Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, dầu ăn.

Cách làm

Nên nhờ người bán làm thịt vịt và khử tanh hôi luôn cho nhanh, về nhà chỉ cần rửa lại và xát muối - rượu lên vịt lần nữa là sạch.

Thui thịt vịt qua lửa tới khi da vịt vàng săn lại và tỏa mùi thơm.

Tỏi, hành khô bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Riềng, nghệ, gừng cạo vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Rau mùi tàu làm sạch, rửa sạch, thái nhỏ.

Ướp thịt vịt

Vịt thui xong thì rửa và cạo sạch than, để ráo (hoặc lau khô bớt) thì chặt miếng vừa ăn.

Ướp thịt vịt với 2 thìa mẻ, 1 thìa mắm tôm, 1 thìa bột nêm, 1 thìa đường cùng 2/3 chỗ riềng, nghệ, tỏi, gừng đã băn nhỏ, trộn đều. Ướp chừng 20 phút cho ngấm gia vị (1/3 để lại để phi sau).

Nấu thịt vịt giả cầy

Phi thơm 1/3 chỗ hành, tỏi, nghệ gừng, riềng rồi trút thịt vịt đã ướp vào xào, đảo đều cho thịt vịt săn lại và tỏa mùi thơm thì đổ nước ngập mặt thịt rồi đun trên lửa to.

Nước sôi thì hạ lửa ninh tới khi thịt chín nhừ thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.

Thịt vịt chín nước sẽ sánh lại, lúc này vắt nửa quả chanh vào rồi múc thịt vịt ra đĩa. Rắc mùi tàu, rau ngổ lên trên để trang trí.

Món thịt vịt giả cầy làm đơn giản nhất ngon miệng và hấp dẫn, làm thức ăn mặn cũng ngon, làm món nhậu cho cánh mày râu lai rai cũng rất tuyệt. Thịt vịt chín mềm hòa quyện trong các gia vị quen thuộc tạo nên một món ăn vô cùng đặc sắc, đậm đà hương vị miền Trung - là món ăn gây thương nhớ của những con người xa quê.

*Thông tin tham khảo từ Bếp Trưởng Á Âu, Monngon.

Bầu xào tép, món ngon dân dã ăn một lần là thèm suốt đờiBầu xào tép, món ngon dân dã ăn một lần là thèm suốt đời

Như câu ca dao "Râu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon", thì món bầu xào tép có vị ngon mê mẩn, đảm bảo chỉ cần ăn một lần là nhớ suốt đời.

Món ngon Tết 3 miền, chỉ nghe đọc tên đã thấy "ghiền"Món ngon Tết 3 miền, chỉ nghe đọc tên đã thấy 'ghiền'

SKĐS - Ngày Tết Nguyên đán mang giá trị văn hóa truyển thống, trong đó có những đặc trưng ẩm thực của mỗi vùng miền. Hãy cùng khám phá một số món ăn đặc trưng trong ngày Tết của 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Món ngon ngày Tết của người Hà Nội xưa đang dần biến mất trong tiếc nuốiMón ngon ngày Tết của người Hà Nội xưa đang dần biến mất trong tiếc nuối

SKĐS - Đó là món hạnh nhân xào - một trong các món ngon trên mâm cỗ Tết và các bữa cỗ, tiệc của người Hà Nội thế kỷ trước. Thế nhưng ngày càng ít người nhắc đến, biết đến và nó đang dần biến mất trong nuối tiếc của người Hà Nội cổ.

Cháo trai- món ăn bổ dưỡng


Ngọc Hà
Ý kiến của bạn