Hà Nội

3 chất tốt cho người phục hồi sức khỏe hậu COVID-19

TS.BS. Lê Thanh Hải

TS.BS. Lê Thanh Hải

Giám đốc BV Phổi tỉnh Thừa Thiên Huế

19-02-2022 07:03 | Y học 360

SKĐS - Sống trong đại dịch, ngừa lây nhiễm chưa đủ. Lây nhiễm rồi bạn cần phục hồi cơ thể và phòng ngừa tái mắc COVID-19. Có 3 chất rất cần thiết cho quá trình này mà bạn cần biết.

Khi bạn đã xác định thích ứng linh hoạt, an toàn với dịch COVID-19, điều đó nghĩa là bạn có nguy cơ phơi nhiễm virus SARS-CoV-2 và mắc COVID-19.

Điều đáng quan tâm ở đây là bạn vẫn có thể mắc COVID-19 bất cứ lúc nào và có thể mắc bệnh COVID-19 nhiều hơn 1 lần cho dù bạn đã tiêm đủ liều vaccine và thực hiện 5K.

Tất nhiên nếu bạn làm tốt hai việc vừa nêu sẽ phòng ngừa hiệu quả nhiễm bệnh và bệnh không trở nặng nếu mắc phải. Vậy còn cách nào khác để tăng cường bảo vệ bạn ngoài vaccine và 5K?

Đó là miễn dịch nội tại cơ thể. Nói đến tăng cường miễn dịch nội tại, nghiên cứu cho thấy vitamin C, D và kẽm dùng hàng ngày là các vũ khí hữu hiệu gia cố miễn dịch cơ thể, giúp cho bạn tránh mắc phải COVID-19 hoặc tái mắc và phục hồi cơ thể trong giai đoạn hậu COVID-19.

1. Vitamin C - Loại vitamin bạn nhất định phải bổ sung trước và hậu COVID-19

Nghiên cứu cho thấy, vitamin C có thể giúp bạn chống lại các bệnh do virus hô hấp như cảm mạo, cúm hoặc giảm bớt các triệu chứng hô hấp, nếu bạn đã bổ sung đủ vitamin C trước đó.

Vitamin C là một chất chống oxy hóa, có thể giúp giảm viêm toàn thân, giảm viêm phổi (một biến chứng nghiêm trọng của COVID-19 có thể dẫn đến suy hô hấp hoặc thậm chí tử vong). Vì vậy, trước và sau mắc COVID-19, bạn cần bổ sung vitamin C.

Nguồn vitamin C lấy từ đâu?

Lượng vitamin C tối đa được khuyến cáo cho người lớn không nên quá 2.000mg/ngày. Tuy nhiên, liều lượng vitamin C hàng ngày còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, nhu cầu dinh dưỡng và các thay đổi cơ thể đi kèm.

Phục hồi và phòng tái mắc hậu COVID-19: 3 chất bạn nhất định phải bổ sung - Ảnh 2.

Nhu cầu vitamin C hàng ngày có thể dễ dàng đạt được khi ăn trái cây và rau tươi.

Trung bình, liều vitamin C hàng ngày được đề nghị dựa trên độ tuổi, cụ thể:

  • Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi là 40mg;
  • 7-12 tháng: 50mg;
  • 1-3 tuổi: 15mg;
  • 4-8 tuổi: 25mg;
  • 9-13 tuổi: 45mg;
  • 13-18 tuổi: 75mg cho trẻ em trai, 65mg cho trẻ em gái;
  • Trên 18 tuổi: 90mg cho nam giới, 75mg cho phụ nữ; 85mg cho phụ nữ mang thai; 120 mg cho phụ nữ cho con bú. Những người hút thuốc nhớ bổ sung thêm 35mg vitamin C mỗi ngày.

Nhu cầu vitamin C hàng ngày có thể dễ dàng đạt được khi ăn trái cây và rau tươi. Các nguồn vitamin C tốt là trái cây có múi như chanh và cam, nhưng các loại rau cải cũng giàu vitamin C. Nếu muốn giữ được tất cả các chất dinh dưỡng từ một thực phẩm nhất định, không nên nấu quá lâu ở nhiệt độ cao. Nếu có thể, ăn rau sống sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn.

2. Vitamin D - Giúp giảm đáng kể tình trạng viêm

Chức năng chính của vitamin D là giúp cơ thể bạn duy trì mức canxi và phốt pho trong máu tối ưu mà bạn có thể nhận được khi tiếp xúc với ánh sáng của mặt trời hoặc thông qua các chất bổ sung và thực phẩm bạn ăn. Dựa trên các nghiên cứu lâm sàng được công bố trên Tạp chí Dược học và Dược lý trị liệu, bổ sung vitamin D làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.

Theo một báo cáo tháng 1/2020 trên tạp chí Nutrients cho thấy, vitamin D giúp giảm các hợp chất gây viêm, trong khi sản xuất nhiều các hợp chất làm giảm viêm, một sự kết hợp có thể ngăn chặn cơn bão cytokine. Nghiên cứu khác cho rằng vitamin D cũng kích thích sản xuất chất cathelicidin, một peptide kháng khuẩn giúp chống lại virus, vi khuẩn và nấm. Chính điều này có thể giải thích một phần lý do tại sao sự thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến nhiễm virus hô hấp và gia tăng nhập viện.

Phục hồi và phòng tái mắc hậu COVID-19: 3 chất bạn nhất định phải bổ sung - Ảnh 3.

Ánh sáng mặt trời vẫn là nguồn gốc tự nhiên mạnh mẽ nhất giúp sản xuất vitamin D cho cơ thể.

Vậy, bạn bổ sung vitamin D từ đâu?

- Viên bổ sung vitamin D: Khuyến cáo y tế chung cho lượng vitamin D hàng ngày là:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (đến 12 tháng): 400 IU (đơn vị quốc tế);
  • Trẻ em và người lớn từ 1 đến 70 tuổi: 600 IU;
  • Người lớn trên 70 tuổi: 800 IU

- Thực phẩm trong chế độ ăn uống: Bạn có thể lựa chọn thức ăn giàu vitamin D để giải quyết tình trạng thiếu hụt vitamin D. Một số lựa chọn tốt bao gồm lòng đỏ trứng, pho mát, thịt bò, nấm, dầu cá. Các loại cá béo như cá hồi, cá thu và cá ngừ cũng có thể giúp điều trị chứng thiếu hụt vitamin D.

Hơn nữa, bạn cũng có thể tìm thấy một số thực phẩm có chứa vitamin D bao gồm sữa chua, sữa, nước cam, ngũ cốc.

- Tận dụng ánh nắng mặt trời: Ánh sáng mặt trời vẫn là nguồn gốc tự nhiên mạnh mẽ nhất cho sản xuất vitamin D. Bạn không phải mất hàng giờ dưới ánh mặt trời, đơn giản chỉ cần đảm bảo rằng bạn dành một ít thời gian khoảng 15 phút bên ngoài mỗi ngày. Chỉ có hai bàn tay và khuôn mặt của bạn tiếp xúc trong thời gian đó là đủ. Chỉ cần khoảng 15 phút tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mùa hè có thể cung cấp cho bạn với 3.000 - 5.000IU vitamin D.

3. Kẽm - Rút ngắn thời gian bệnh và giảm triệu chứng

Kẽm cần thiết cho quá trình tổng hợp DNA và tăng sinh tế bào. Vì lý do này, các tế bào tăng sinh mạnh như các tế bào miễn dịch, phụ thuộc vào nguồn cung cấp kẽm đầy đủ. Các loại tế bào miễn dịch khác nhau như đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào T và tế bào B bị suy giảm do thiếu kẽm.

Ngoài vai trò của kẽm trong hệ thống miễn dịch, kẽm cũng làm giảm stress oxy hóa, ổn định cấu trúc protein, điều hòa và thúc đẩy hàng trăm phản ứng hóa học trong cơ thể. Kẽm cũng cần thiết cho việc giải phóng chất dẫn truyền thần kinh trong não và bài tiết insulin.

Kẽm, kết hợp với chế độ dinh dưỡng giàu dinh dưỡng giúp làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng khác.

Phục hồi và phòng tái mắc hậu COVID-19: 3 chất bạn nhất định phải bổ sung - Ảnh 5.

Kẽm có thể tìm thấy trong thực phẩm.

Viên ngậm kẽm hoặc uống thuốc trị cảm cúm không kê đơn có chứa kẽm dưới dạng sirô hoặc viên nén giúp rút ngắn thời gian bị cảm mạo do virus hô hấp gây ra. Kẽm cũng giúp nhanh lành các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng và ho.

Để phục hồi nhanh hơn, hãy bắt đầu dùng kẽm để điều trị bệnh trong vòng 24 giờ đầu tiên khi có triệu chứng.

Nhu cầu và nguồn bổ sung kẽm từ đâu?

- Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhu cầu kẽm cơ thể như sau:

  • Dưới 6 tháng: từ sữa mẹ
  • Trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng tuổi: 2 mg/ngày
  • Trẻ sơ sinh 7 - 11 tháng tuổi: 3 mg/ngày
  • Trẻ em 1 - 3 tuổi: 3 mg/ngày
  • Trẻ em 4 - 8 tuổi: 5 mg/ngày
  • Trẻ em 9 - 13 tuổi: 8 mg/ngày
  • Nam 14 tuổi trở lên: 11 mg/ngày
  • Nữ 14 - 18 tuổi: 9 mg/ngày
  • Nữ 19 tuổi trở lên: 8 mg/ngày
  • Phụ nữ mang thai từ 18 tuổi trở lên: 11 - 12 mg/ngày
  • Phụ nữ đang cho con bú từ 18 tuổi trở lên: 12 - 13 mg/ngày

- Các thực phẩm giàu kẽm: Bạn có thể lựa chọn tiêu thụ 2-3 phần thực phẩm chứa kẽm hàng ngày để bổ sung mức kẽm tối ưu trong cơ thể, gồm:

  • Hàu: Một con hàu cỡ vừa chứa đến 5,3 mg kẽm.
  • Tôm hùm và cua: Rất giàu kẽm.
  • Một số loại cá như cá hồi, cá bơn cũng có kẽm nhưng ít hơn.
  • Hạt bí ngô: 1 cốc chứa 6,6 mg kẽm.
  • Thịt bò: 100 gram chứa 4,5 mg kẽm.
  • Bột ca cao: 500g chứa 1,9 mg kẽm.
  • Hạt điều: 500g chứa 1,6 mg kẽm.
  • Kefir hoặc sữa chua: 1 cốc chứa 1,4 mg kẽm.
  • Nấm: 1 chén chứa 1,4 mg kẽm.
  • Rau bina: 1 cốc chứa 1,4 mg kẽm.

Ngoài ra bạn có thể bổ sung các chất này bằng viên tổng hợp chứa vitamin C, D và kẽm có tác dụng tăng sức đề kháng hiệu quả cho hệ hô hấp và cơ thể.

Truyền hình trực tuyến: Tăng cường miễn dịch để bảo vệ sức khỏe mỗi ngày Truyền hình trực tuyến: Tăng cường miễn dịch để bảo vệ sức khỏe mỗi ngày

SKĐS - Một cơ thể khỏe mạnh, một sức đề kháng tốt và một hệ miễn dịch hoạt động tối ưu là lá chắn hữu hiệu giúp bảo vệ cơ thể trước những mối nguy bệnh tật; điều này càng quan trọng hơn đối với những đối tượng đặc thù như người lớn tuổi, phụ nữ mang thai...

Mời xem thêm video được quan tâm:

Một ngày bạn nên ăn bao nhiêu hộp sữa chua để không bị tăng cân-


TS.BS. Lê Thanh Hải
Ý kiến của bạn