3 cách làm chậm sự tiến triển của 'căn bệnh cướp đi những ký ức quý giá'

26-09-2023 14:29 | Phòng mạch online
google news

SKĐS - Alzheimer là căn bệnh cướp đi những ký ức quý giá của con người. Đây là nhóm rối loạn nhận thức bởi giảm trí nhớ, khó diễn đạt ngôn ngữ… Bằng cách nào chúng ta có thể làm chậm tiến triển của bệnh lý này?

Tập thể dục bao lâu mỗi ngày để giảm cân?Tập thể dục bao lâu mỗi ngày để giảm cân?

SKĐS - Tập thể dục là một trong những biện pháp giúp giảm cân hiệu quả, nhưng cần tập trong bao lâu mỗi ngày?

Bài viết dưới đây của ThS.BSNT Nguyễn Viết Chung - Khoa Sức khỏe Tâm thần, BV E sẽ giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về bệnh và những giải pháp làm chậm sự tiến triển của căn bệnh sa sút trí tuệ.

Các giai đoạn của sa sút trí tuệ

Dựa vào mức độ tiến triển của các rối loạn nhận thức, hành vi và mức độ phụ thuộc vào người chăm sóc, sa sút trí tuệ được chia thành 3 giai đoạn: sa sút trí tuệ giai đoạn nhẹ, trung bình và nặng.

Tuy nhiên, bất kỳ người bệnh nào cũng sẽ trải qua thời kỳ chuyển tiếp từ nhận thức bình thường sang bệnh lý sa sút trí tuệ, thời kỳ này gồm 2 giai đoạn: giai đoạn tiền lâm sàng (chưa có triệu chứng) và giai đoạn suy giảm nhận thức nhẹ.

Nếu đi bộ ít nhất 30 phút một ngày, những suy giảm trong hoạt động của não có thể bị đẩy lùi trong nhiều năm.  Ảnh minh họa

Nếu đi bộ ít nhất 30 phút một ngày, những suy giảm trong hoạt động của não có thể bị đẩy lùi trong nhiều năm. Ảnh minh họa.

Dưới dây là các thông tin cụ thể về từng giai đoạn:

Giai đoạn tiền lâm sàng

  • Thường kéo dài 7 -10 năm.
  • Chưa có biểu hiện, triệu chứng.

Giai đoạn suy giảm nhận thức nhẹ

  • Là giai đoạn trung gian giữa nhận thức bình thường và sa sút trí tuệ.
  • Kéo dài 2-5 năm trước khi tiến triển thành bệnh Alzheimer.
  • Các triệu chứng giảm trí nhớ gần.
  • Không ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày.

Giai đoạn sa sút trí tuệ nhẹ

  • Quên từ từ vị trí đồ vật, thay đổi cảm xúc, giảm hứng thú trong các hoạt động yêu thích.
  • Gây ảnh hưởng đến một số hoạt động hằng ngày tuy nhiên người bệnh vẫn có thể duy trì các hoạt động lái xe, làm việc và tham gia hoạt động xã hội.

Giai đoạn sa sút trí tuệ vừa

  • Bệnh nhân giảm trí nhớ nhiều hơn, rối loạn tâm thàn, hành vi.
  • Ảnh hưởng nhiểu hoạt động hằng ngày như giao tiếp, tự chăm sóc bản thân.
  • Cần sự hỗ trợ của người chăm sóc.

Giai đoạn sa sút trí tuệ nặng

  • Mất trí nhớ toàn bộ, mất khả năng giao tiếp, rối loạn cơ trong bàng quang.

  • Giảm khả năng vận động, nằm tại chỗ, dễ bị biến chứng viêm phổi, loét, suy dinh dưỡng.
  • Phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc.

Các cách có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer

  • Tập thể dục

Đi bộ, đi dạo hàng ngày, đúng cách, đúng thời gian là một trong những cách tốt nhất để giảm yếu tố nguy cơ mắc bệnh của một người hoặc trì hoãn sự tiến triển của bệnh. Nếu đi bộ ít nhất 30 phút một ngày, những suy giảm trong hoạt động của não có thể bị đẩy lùi trong nhiều năm.

Những người đi bộ đều đặn thường xuyên ít có khả năng nhận thấy những thay đổi trong chức năng nhận thức và ít có khả năng phát triển các triệu chứng lâm sàng của bệnh hơn những người chọn lối sống tĩnh tại.

Luyện tập thể lực thường xuyên sẽ làm tim và hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn, giảm cholesterol máu và ổn định huyết áp, giảm nguy cơ sa sút trí tuệ. Ngoài ra có thể đạp xe đạp, đi bộ nhanh ít nhất 150 phút mỗi tuần.

Tập yoga cũng giúp cải thiện trí nhớ. Tập luyện não của bạn bằng trò chơi chẳng hạn chơi ô chữ, chơi cờ, Sudoku, ghép hình. Các hoạt động trí tuệ cần sự suy nghĩ sẽ kích thích sự hoạt động của các tế bào thần kinh, giúp làm tăng trí nhớ.

Kết nối mới – cũ: cố gắng kết nối kiến thức mới với kiến thức sẵn có của bạn, điều này giúp cải thiện và duy trì trí nhớ.

  • Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Nên ăn chế độ ăn ít béo, giàu chất xơ, ăn nhiều trái cây tươi, rau và ngũ cốc thô. Hạn chế muối. Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hoà.

Bổ sung Omega 3 có trong cá hồi, cá mòi và cá thu giúp cải thiện trí nhớ. Uống nước đủ mỗi ngày. Bỏ bia, rượu, thuốc lá.

Tập thể dục, giao tiếp xã hội có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer - Ảnh 4.

Giao tiếp xã hội là một trong những bài tập tốt nhất của não.

  • Giao tiếp xã hội

Cùng với hoạt động thể chất và tập thể dục, việc giữ cho đầu óc của bạn tỉnh táo nhất có thể cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phòng ngừa và làm chậm sự tiến triển.

Giao tiếp xã hội là một trong những bài tập tốt nhất của não. Nó tốt hơn bất cứ điều gì khác mà bạn nghe được, chẳng hạn như chơi những trò chơi hoặc trò chơi ô chữ.

Giao tiếp xã hội hóa là một bài tập toàn bộ não giúp tiếp nhận thông tin trực quan dựa trên ngôn ngữ hoặc thính giác.

Những loại bài tập tinh thần và giao lưu xã hội này không cần phải có quy mô lớn. Chúng có thể nhỏ như đến cửa hàng tạp hóa, tới thăm một người hàng xóm hay người thân, ra công viên và gặp gỡ mọi người…. Duy trì những kết nối xã hội, dù lớn hay nhỏ đều giúp ích. Sự cô lập có thể là chất xúc tác gây ra trầm cảm và lo âu, hai chứng rối loạn cảm xúc này có thể khiến mọi thứ tệ hại hơn.

Điều rất quan trọng là được đánh giá ngay khi bạn thấy trí nhớ của mình không ổn. Càng xác định sớm thì chúng ta càng có khả năng kiểm soát những triệu chứng đó tốt hơn. Đôi khi vấn đề về trí nhớ không phải là bệnh Alzheimer mà là trầm cảm. Vấn đề đó có thể điều trị được và giúp bạn khỏe hơn. Những khó khăn về trí nhớ đó có thể biến mất.

Xem thêm video được quan tâm:

Khám phá tác dụng của kỷ tử | SKĐS



ThS.BSNT Nguyễn Viết Chung
Khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E
Ý kiến của bạn