Ở nhiều quốc gia trên thế giới, thịt bò được coi là vua của các loại thịt đỏ vì rất giàu protein chất lượng cao, vitamin và chất khoáng quan trọng như B12, kẽm, sắt, taurine… Lại rất đa dạng món, ăn nhiều mà không ngán, bồi bổ rất tốt nên được mọi lứa tuổi yêu thích.
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại thực phẩm khác, khi chế biến hoặc ăn sai cách có thể phản tác dụng. Các chuyên gia nhắc nhở có 3 cách ăn thịt bò làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư mà chúng ta cần hạn chế, bao gồm:
1. Ăn quá nhiều
Năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa thịt đỏ, bao gồm cả thịt bò vào danh sách các chất gây ung thư và có khả năng gây ung thư cao nhất ở người. Theo đó, những loại hóa chất có hại trong thịt đỏ, đặc biệt là chất harem có sẵn trong thịt đỏ làm suy yếu hoạt động của tế bào và tăng nguy cơ ung thư.
Tuy từ đó đến nay không có kết luận y học chính thức nào chỉ ra rằng thịt đỏ hay thịt bò nói riêng là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư khi ăn quá nhiều, nhưng nghiên cứu từ WHO khẳng định rằng ăn từ 100g thịt đỏ trở lên và các sản phẩm thịt chế biến mỗi ngày làm tăng khả năng mắc ung thư đại trực tràng lên 17%, ung thư tuyến tiền liệt thêm 19%.
Vì vậy, dù yêu thích đến đâu, đừng ăn quá 70g thịt bò mỗi ngày và nên chọn thịt tươi thay vì chế biến sẵn để đảm bảo sức khỏe.
2. Chế biến ở nhiệt độ quá cao hoặc bị cháy, khét
Rất nhiều người mê mẩn món thịt bò nướng hoặc chiên kiểu beefsteak, quay trong lò vi sóng. Tuy nhiên, đây đều là những cách ăn thịt bò gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là khi thịt bị cháy, khét.
Khi chế biến ở nhiệt độ cao trên 200 độ C, thịt sẽ tạo ra một lượng lớn các amin dị vòng hay còn có tên hóa học là Benzopyrene. Đây là 1 trong những chất nguy hiểm, được WHO cảnh báo là tác nhân gây ung thư mạnh với cơ thể người.
Ngay cả khói khi nướng thịt cũng có thể chứa chất này, nghĩa là không cần ăn chúng ta vẫn có thể nhiễm độc. Đặc biệt, nếu nướng trên bếp than, củi còn tạo ra rất nhiều khí CO gây ung thư phổi và nhiều bệnh đường hô hấp.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chỉ cần hấp thụ 1 nanogram benzopyrene cũng có thể làm thay đổi cấu trúc, hướng và chức năng của DNA trong cơ thể con người. Nó không chỉ gây ra ung thư dạ dày, ung thư ruột mà còn thêm cả ung thư gan và ung thư phổi.
3. Ăn thịt bò chế biến sẵn
Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta thường xuyên phải mua các loại thực phẩm chế biến sẵn, trong đó có cả thịt bò. Có rất nhiều món bò ngon được chế biến sẵn như thịt nguội, hun khói, beefsteak, nộm, sốt vang, bò khô… vô cùng tiện lợi, nhưng nên hạn chế vì rất hại cho sức khỏe.
Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất phụ gia, có thể chứa các hóa chất hình thành trong quá trình chế biến, ví dụ như hợp chất N-nitroso và hydrocarbon thơm đa vòng, gây tổn thương ADN và gây ung thư.
Theo định nghĩa của WHO, thịt chế biến sẵn là các loại thịt đã bị biến đổi thông qua quá trình ướp muối, sấy khô, lên men, xông khói, hoặc các quá trình xử lý khác để tăng hương vị thịt hoặc để bảo quản được lâu hơn. Do vậy, chúng chứa nhiều chất phụ gia, có thể chứa các hóa chất hình thành trong quá trình chế biến, ví dụ như hợp chất N-nitroso và hydrocarbon thơm đa vòng, gây tổn thương ADN và gây ung thư.
Thậm chí WHO phân loại thịt này vào các yếu tố gây ung thư nhóm 1, cùng nhóm với thuốc lá và bụi khói công nghiệp. WHO cũng đã phân tích dữ liệu từ 10 nghiên cứu và ước lượng rằng nếu tiêu thụ 50g thịt chế biến sẵn mỗi ngày làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày lên 18%.
Ngoài ra, bạn cũng nên ăn chín uống sôi, hạn chế ăn thịt bò sống hoặc tái. Bởi vì chúng có nguy cơ nhiễm các ký sinh trùng như sán dải bò, sán lá gan... gây bệnh cho tiêu hóa ảnh hưởng đến ruột, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.
Phát bảo hộ và khẩu trang trợ giúp bệnh nhân