Hà Nội

3 biện pháp đơn giản giúp giảm đau cổ vai gáy ban đêm

15-04-2022 15:06 | Y học 360
google news

SKĐS - Tình trạng đau vai gáy có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào. Những bệnh nhân bị đau vai gáy vào ban đêm thường xuyên bị mất ngủ khiến ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe người bệnh.

Vai là một trong những khớp dễ bị tổn thương nhất vì nó có phạm vi chuyển động rộng, dẫn đến nhiều chấn thương và vấn đề khác nhau. Tại sao lại bị đau cổ vai gáy vào ban đêm và có thể làm gì để giảm đau?

1. Nguyên nhân đau cổ vai gáy ban đêm

Do ngủ sai tư thế

Ngủ sai tư thế chính là những nguyên nhân gây đau mỏi người, ảnh hưởng đến cổ vai gáy, vùng đầu cổ và cột sống. Thói quen gối quá cao cũng gây ảnh hưởng đến vùng vai gáy, làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não.

3 biện pháp đơn giản giúp giảm đau vai gáy ban đêm - Ảnh 2.

Những bệnh lý như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân gây đau cổ vai gáy.

Do những bệnh lý về xương khớp

Những bệnh lý về xương khớp chẳng hạn như gai cột sống, vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, loãng xương, dính khớp… là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau vai gáy. Vì vậy, cần thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm những căn bệnh này nếu có để không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và sức khỏe của người bệnh.

Do tuổi tác

Tuổi càng cao thì nguy cơ loãng xương càng lớn và làm tăng nguy cơ bị đau nhức xương, đau mỏi vai gáy.

Những yếu tố khác

Tình trạng đau vai gáy còn có thể là do thói quen ít vận động hoặc do công việc chỉ ngồi hoặc đứng trong nhiều giờ, người phải thường xuyên làm việc trong một môi trường có nhiệt độ quá thấp, bệnh nhân mắc một số bệnh như đái tháo đường, tim mạch, viêm tiết niệu, thoái hóa khớp, người bị cảm lạnh, phụ nữ mang thai tháng cuối, phụ nữ sau sinh, hoặc đau vai gáy do tập thể dục sai tư thế...

2. Vì sao cổ vai gáy thường đau vào ban đêm?

Trong ngày, vai đang được sử dụng tích cực khi người bệnh luôn ở tư thế thẳng đứng. Các gân tham gia và được kéo xuống dưới bởi trọng lực, cho phép tạo ra không gian cho các nhóm cơ ở vai. Không gian bổ sung này cho phép tăng lưu lượng máu và ôxy để giảm bớt tình trạng cứng và đau. Vì vậy, ban ngày người bệnh thường không cảm thấy đau.

Khi nằm xuống để nghỉ ngơi hoặc ngủ vào ban đêm, người bệnh thường ở tư thế nằm ngang. Điều này loại bỏ tác động của trọng lực và cho phép các cơ vai được thư giãn. Việc lười vận động và thư giãn các cơ sẽ tạo điều kiện cho chất lỏng trong khớp lắng lại và làm giảm lưu lượng máu, khiến khớp bị viêm. Mọi người cũng có xu hướng nằm nghiêng, trọng lượng sẽ đè nặng trên vai khi ngủ, điều này có thể chèn ép khớp hơn nữa, và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm.

3. Làm gì để giảm đau cổ vai gáy vào ban đêm?

Nếu cơn đau vai của bạn tồi tệ hơn vào ban đêm, có nhiều cách để giảm bớt cơn đau như:

Chọn một tư thế ngủ tốt hơn

3 biện pháp đơn giản giúp giảm đau vai gáy ban đêm - Ảnh 4.

Nằm nghiêng khi ngủ tốt cho người bị đau vai gáy.

Tư thế nằm thẳng là tư thế tốt nhất và cũng là đơn giản nhất cho người bị đau cổ vai gáy. Tư thế này có thể giúp người bệnh có được một giấc ngủ ngon, hạn chế được tình trạng đau nhức và hỗ trợ điều trị cho người bệnh rất tốt.

Nằm nghiêng cũng là tư thế ngủ được các chuyên gia đánh giá rất tốt cho người bị đau vai gáy. Trong đó, tư thế nằm ngủ nghiêng sang bên trái được đánh giá cao hơn. Khi nằm nghiêng, người bệnh được hỗ trợ giúp tăng cường quá trình lưu thông máu; Hạn chế sức ép lên vùng cổ và dạ dày, từ đó phòng ngừa và cải thiện đau cổ vai gáy và các vấn đề tiêu hóa; Giúp thuyên giảm các triệu chứng đau đầu hiệu quả.

Khi bị đau cổ vai gáy, người bệnh không nên nằm sấp vì có thể gây ra hiện tượng vẹo cổ, gây ra lực tác động ép tới vùng lưng và dồn về dạ dày hoặc tăng nguy cơ bị chấn thương xương khớp.

Vệ sinh tốt giấc ngủ

Hãy luôn đảm bảo, cố gắng tuân theo một lịch trình ngủ. Vệ sinh giấc ngủ tốt có thể tạo nên sự khác biệt trong cách ngủ. Có một thói quen đi ngủ chủ động sẽ tăng cường thư giãn vào cuối ngày giúp làm giảm căng thẳng, cải thiện thời lượng và chất lượng giấc ngủ.

Cần đảm bảo phòng ngủ không có thiết bị điện tử. Nếu bạn có dùng thuốc ngủ hãy thận trọng với tần suất sử dụng thuốc. Nếu dùng liên tục không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây ra những vấn đề sức khỏe trầm trọng hơn. Ngoài ra, nếu đang sử dụng các loại thuốc khác, chúng có thể phản ứng kém với thuốc hỗ trợ giấc ngủ.

Tập thể dục chữa đau cổ vai gáy vào ban đêm

Tập thể dục một vài giờ trước khi đi ngủ cũng có thể hữu ích vì nó sẽ làm tăng lưu lượng máu khắp toàn bộ cơ thể. Điều này có thể làm dịu cơn đau, giúp thư giãn để cải thiện tình trạng khó ngủ. Hãy thử một động tác nào đó ít tác động như đi bộ nhanh hoặc đạp xe, sau đó để cơ thể hạ nhiệt trở lại trước khi đi ngủ.

Hơn nữa, một số động tác duỗi vai có thể giúp giảm căng thẳng và stress tích tụ trong ngày. Nếu bắt đầu cảm thấy đau bất cứ lúc nào trong khi căng cơ, hãy dừng lại ngay lập tức. Việc kéo căng nên được thực hiện ở mức độ căng nhẹ. Những người bị đau mạn tính nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu vì gắng sức có thể làm trầm trọng thêm một số tình trạng.

Đau cổ vai gáy: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và bài tập hạn chế cơn đau Đau cổ vai gáy: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và bài tập hạn chế cơn đau

SKĐS - Do tính chất công việc và lối sinh hoạt hằng ngày khiến cho hiện nay, nhiều người mắc bệnh đau cổ vai gáy ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Nguyễn Đình Hòa - Chuyên ngành Phẫu thuật Cột sống về nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp điều trị và tập luyện đối với bệnh nhân bị đau cổ vai gáy.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Động tác đơn giản thực hiện ngay tại nơi làm việc giúp hạn chế cơn đau cổ vai gáy.


BS. Kiều Thúy Ngân
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
Ý kiến của bạn