1. Nguyên nhân gây đau dạ dày
Đau dạ dày lâu ngày (mạn tính) thuộc phạn vi vị quản thống, tâm vị thống.
Bệnh phần nhiều do ăn uống no đói thất thường, thiếu khoa học, hoặc lo nghĩ thái quá. Lạm dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau... đều là nguyên nhân gây đau dạ dày kéo dài.
2. Phép trị
Phép trị: Kiện tỳ hóa thấp, bình can điều hòa can tỳ…
- Người bệnh gầy nóng (nội nhiệt) nên ăn bổ mát, tránh vị cay nóng, tân tán
- Người bệnh nếu vị hàn lạnh nên ăn bổ ấm, dễ tiêu, tránh vị chua, đắng, lạnh.
Ngoài ra, nên sinh hoạt điều độ, tránh lo lắng thái quá hại đến tỳ vị… Tỳ vị là gốc của hậu thiên sinh huyết, tạo huyết nuôi dưỡng toàn thân. Nếu tỳ vị lâu không trị không chỉ đau thượng vị còn ảnh hưởng sức khỏe toàn thân.
Dưới đây là những bài thảo dược thường dùng điều trị chứng đau dạ dày mạn lâu ngày hiệu quả.
3. Bài thuốc
3.1. Trường hợp biểu hiện sau căng thẳng đau dạ dày tăng, có ợ hơi chua do can khí phạm vị
Dùng bài - Vị khí thống gia giảm gồm: Đảng sâm 14g, bạch truật 12g, phục linh 16g, bạch thược 16g, đương quy 12g, sài hồ 12g, trần bì 12g, đại táo 12g, bạch giới tử 8g, cam thảo 4g, bán hạ 8g.
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Hoặc làm hoàn uống bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 10-15 viên. Ngày uống 2 lần.
Tác dụng: Kiện tỳ hóa thấp, điều hòa can tỳ trấn thống… Khi kiện tỳ vị, điều hòa can tỳ, tiêu đàm hóa trệ, từ đó giúp tỳ vị sinh huyết hóa thấp, can điều hòa huyết mạch, chứng đau dạ dày, bụng no đầy ợ hơi, ợ chua tự khỏi.
Bài thuốc còn trị các chứng tỳ hư không sinh, can uất không điều huyết sinh đau đầu, chóng mặt, khó ngủ, đau tức liên sườn, phụ nữ kinh không đều, đau bụng đều có thể gia giảm sử dụng.
Giải phương:
- Sài hồ sơ can giải uất là chủ dược, bạc hà giúp sức giải uất.
- Đảng sâm ích khí kiện tỳ, sinh tân dưỡng huyết.
- Đương qui, bạch thược: Bổ huyết, điều hòa huyết mạch.
- Bạch linh, bạch truật, cam thảo kiện tỳ sinh huyết, hóa thấp.
- Sa nhân, mộc hương hành trên hành khí, kiện tỳ ôn trong, chỉ thống.
- Bán hạ táo thấp hóa đàm giáng nghịch..
- Cam thảo hòa dược…
Gia giảm:
- Nếu người nóng đại tiện táo khó gia đơn bì, chi tử, vị mát nhuận tràng
- Nếu người lạnh tỳ vị hàn đi ngoài lỏng gia càn khương, nhục quế, tăng vị ôn ấm.
- Nếu vì ăn thịt mỡ mà bụng bị đầy gia sơn tra vị hành khí ứ kết.
- Nếu ăn ngũ cốc mà bụng đầy gia vị la bặc tử, mạch nha.
- Nếu ăn rau củ bụng đau tăng gia sa nhân, sinh khương.
Kiêng kỵ: Chứng tỳ vị thực nhiệt, đi ngoài táo khó không nên dùng.
3.2 Trường hợp biểu hiện bụng hay no đầy, mệt mỏi, có khí trệ
Dùng bài- Vị hư trung mãn Phó Thanh Chủ gia giảm gồm: Nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 14g, hoài sơn 14g, khiếm thực 14g, ý dĩ nhân 12g, trần bì 12g, la bặc tử 12g, chích thảo 6g.
Sắc nước uống. Ngày 1 thang chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng: Kiện tỳ hòa trung, hóa trệ… trị chứng vị hư ăn vào no đầy khí đưa lên ợ chua, ợ hơi, lâu ngày.
Bài này chủ yếu kiện tỳ, lý khí hòa trung, khi tỳ vị hư được kiện vận thêm vị lý khí thông trệ, chứng vị thống do khí trệ bụng đầy, ợ hơi ợ chua tự khỏi, từ đó bụng hết đầy, ăn ngon ngủ tốt, nguồn huyết hậu thiên từ đó mà sung túc mệt mỏi hết.
Kiêng kỵ: Tỳ vị nhiệt thực nhiệt, đi ngoài táo khó cảm có khí nóng vượt ra ngoài "bốc hỏa" không nên dùng.
3.3 Trường hợp biểu hiện ợ hơi chua có trào ngược dạ dày "can vị nghịch"
Dùng bài- Thuận Can ích khí thang gồm: Bạch thược 16g, bạch truật 12g, đương quy 30g, nhân sâm 14g, phục linh 8g, sa nhân 6g, thần khúc 6g, thục địa 20g, tô tử 8g, trần bì 8g.
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng: Kiện tỳ hóa trệ, dưỡng can huyết giáng nghịch…
Chứng trào ngược dạ dày phần nhiều do vị hư, can huyết hư hỏa nghịch. Khi kiện tỳ vị, dưỡng can huyết như vậy tỳ sinh huyết, can huyết đầy đủ hỏa giáng thêm thuốc lý khí hòa trung, chứng đau dạ dày trào ngược tự khỏi.
Bài còn trị chứng phụ nữ có thai hay bị thai hành nôn ói rất hay.
Kiêng kỵ: Chứng vị thực nhiệt môi nứt, miệng lở có khi mắt hay đỏ sưng, miệng đắng.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Hậu COVID-19: 3 thay đổi trong lối sống sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.