3 bài tập giảm đau do rối loạn thái dương hàm

SKĐS- Rối loạn thái dương hàm là chứng bệnh có diễn biến âm thầm nhưng lại gây khó chịu và bất tiện cho các hoạt động nhai, nói, nuốt. Một số bài tập cơ cắn, giúp giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục của bệnh.

1. Rối loạn thái dương hàm do đâu?

Theo bác sĩ đa khoa tại Mỹ, Lisa Maloney, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra rối loạn khớp thái dương hàm, bao gồm viêm khớp, phẫu thuật hàm, tật nghiến răng...

Phụ nữ gặp các vấn đề về rối loạn thái dương hàm nhiều hơn nam giới và độ tuổi phổ biến nhất để khởi phát bệnh từ 20 đến 40 tuổi.

Các triệu chứng có thể bao gồm khó nhai; đau và nhức ở hàm, cổ và vai, đau đầu; cảm giác hàm bị kẹt tại chỗ; cứng hàm (khó khăn khi há miệng); đau vùng thái dương, vùng cổ, sưng nhẹ sau tai; quai hàm kêu lục cục; một số trường hợp có biểu hiện đau răng...

photo-1672988727621

Vị trí khớp thái dương hàm trên cơ thể.

2. Các bài tập đẩy lùi các triệu chứng rối loạn thái dương hàm

2.1 Thư giãn xương quai hàm

Tác dụng: Thả lỏng khớp thái dương hàm

Cách thực hiện: Đưa lưỡi chạm vào vòm miệng phía sau răng cửa hàm trên, từ từ mở và ngậm miệng. Lặp lại 6 lần. Mỗi ngày thực hiện tối đa 6 hiệp.

2.2 Mở rộng hàm

Tác dụng: Hỗ trợ khớp thái dương hàm linh hoạt hơn.

Cách thực hiện:

  • Đặt lưỡi ở tư thế nghỉ ngơi ở vòm miệng. Dùng hai ngón trỏ đặt lên hai bên khớp thái dương hàm (ngay sau mang tai).
  • Không để lưỡi rời khỏi vòm miệng, mở hàm rộng nhất có thể.
  • Soi gương xem hàm có bị lệch sang bên trái hay bên phải không.
  • Bạn có thể thử bài tập này trong khi nhai, ngáp và cắn.
  • Lặp lại sáu lần, tối đa sáu hiệp mỗi ngày.

3 bài tập giảm đau nhanh do rối loạn thái dương hàm - Ảnh 3.

Động tác mở rộng hàm.

2.3 Nén cằm

Tác dụng: Tăng cường cơ thái dương hàm.

Cách thực hiện:

  • Giữ đầu ở tư thế thẳng, từ từ hơi đưa đầu ra phía sau, ưỡn ngực và hạ cằm, giống như làm nọng cằm. Giữ trong 10 giây.
  • Lặp lại sáu lần, tối đa sáu hiệp mỗi ngày.

2.4 Mở miệng với lực cản

Tác dụng: Tăng cường sức mạnh của cơ.

Cách thực hiện:

  • Đặt ngón tay cái của bạn dưới cằm. Mở miệng từ từ, đẩy nhẹ ngón tay cái để tạo lực cản. Giữ trong ba đến năm giây, rồi ngậm miệng lại.
  • Thực hiện 6 lần, mỗi hiệp, 6 hiệp mỗi ngày.
photo-1672988738986

Động tác mở miệng có lực cản.

3. Các phương pháp điều trị khác 

Bên cạnh các bài tập cho cơ, rối loạn khớp thái dương hàm còn được điều trị bằng một số biện pháp như:

  • Sử dụng thuốc uống và thuốc bôi.
  • Tiêm corticosteroid.
  • Phẫu thuật.
  • Điều trị bằng nẹp nha khoa.
  • Vật lý trị liệu.
  • Châm cứu.
  • Liệu pháp hành vi nhận thức để giảm nghiến răng....

Mời bạn xem tiếp video:

4 sai lầm khi ăn cơm khiến bạn mắc bệnh dạ dày - SKĐS



Lê Thu Lương
Theo livestrong
Ý kiến của bạn