Hà Nội

28 quy tắc dạy con đáng suy ngẫm của người Nhật

27-03-2015 15:22 | Đời sống
google news

​Người Nhật làm việc hay học tập đều chăm chỉ. Họ có khả năng quyết đoán cao và rất gắn bó với gia đình theo một khuôn phép nhất định. Điều này đến từ sự thành công trong cách nuôi dạy con trẻ từ tấm bé của người Nhật.

1. Trẻ em không cần phải quá thông minh. Thông minh, học giỏi không hẳn là một điều tốt, cái chính là cần có nhân cách tốt.

2. Môi trường nuôi dạy con cái là rất quan trọng. Khó có thể dạy dỗ một đứa trẻ nên người trong một gia đình hay xung đột, một trường học nhiều trẻ hư hay một khu phố có tệ nạn.

3. Chế độ ăn uống cho con phải cân bằng

4. Cho trẻ ăn trái cây thường xuyên và mỗi ngày.

5. Trẻ con không bao giờ để mình bị chết đói. Không cần ép con ăn, lo con đói.

6. Bữa ăn phải được diễn ra trong ghế ăn. Không ngồi thì không ăn.

7. Không bao giờ hình thành cho trẻ một thói quen xấu. Không thỏa hiệp lợi ích ngắn hạn để hình thành thói quen xấu cho con.

Ví dụ như: đứa trẻ không ăn, đừng bao giờ bật tivi cho con xem để xúc cơm. Để đạt được mục đích cho con ăn được thêm vài thìa gạo, mẹ sẽ phải đánh đổi bằng một thói quen xấu rất khó bỏ.

8. Không bao giờ thỏa hiệp với con dù biết trẻ sẽ mè nheo, phản đối. Thỏa hiệp chỉ khiến kết quả tồi tệ hơn.

9. Tôn trọng trẻ em, biết đồng cảm với trẻ.

10. Luôn nói sự thật với con. Chỉ cần chú ý đến kỹ năng nói và cách nói là được. Không bao giờ tỏ ra “ngoại giao”, nói dối với người khác trước mặt con trẻ.

11. Bổ sung canxi cho trẻ nếu không thiếu thì không cần. Chỉ cần cho con chạy nhảy dưới ánh mặt trời, tắm nắng thường xuyên là được.

12. Cho trẻ mặc quần áo nên mặc nhiều lớp. Như vậy khi con nóng có thể cởi bớt, lạnh có thể khoác thêm. Chơi thể thao toát mồ hôi có thể bỏ ra.

13. Xác định con lạnh hay không bằng cách kiểm tra cổ.

14. Con có quyền quyết định những việc liên quan đến con.

15. Khi con được 4,5 tuổi, hãy dạy con cách tiêu tiền và cho con tiền tiêu vặt hàng tuần.

16. Ai cũng có thể bị bệnh, bị ốm. Do vậy khi một đứa trẻ bị cảm lạnh, bệnh nhẹ, đừng hoảng sợ. Không cần quá hoang mang

17. Nếu việc con làm không ảnh hưởng đến sự an toàn của con, đến lợi ích của người khác, thì không được quá can thiệp vào hành vi của con.

18. Để trẻ chơi thoái mái, không giục giã.

19. Không phải cứ cái gì nguy hiểm cũng cấm con không được tiếp cận. Nên cho con biết nguy hiểm là như thế nào, xảy ra ở đâu, làm thế nào để tránh. Cho con tiếp cận với nguy hiểm trong phạm vi kiếm soát.

20. Cần để con có cơ hội tư trải nghiệm càng nhiều càng tốt. Không nên nói trước kết quả với con. Hãy để bé tự khám phá, biết hậu quả, biết cách thành công, biết cả thất bại.

21. Dạy trẻ học cách chờ đợi.

22. Dạy trẻ chịu trách nhiệm về hành động của mình.

23. Dạy trẻ cách cho đi và nhận lại là quá trình hai chiều. Người nhận cũng phải biết ơn

Ảnh minh họa.

24. Hiện nay trong xã hội có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm. Nếu không thực sự hiểu, không biết làm thế nào thì đừng làm và đừng ép con.

25. Phải đảm bảo mỗi ngày đều có thời gian dành cho con, chơi với con.

26. Luôn có cách khiến con cười ít nhất vài lần một ngày để duy trì tâm trạng tốt.

27. Dạy trẻ cách đối mặt với thất bại. Con có thể không hài lòng, có thể bỏ cuộc, có thể cố gắng làm tiếp một lần nữa. Nhưng dứt khoát không khóc, không được suy sụp.

28. Không bao giờ được đánh, tấn công bạn trước. Trong nhà trẻ, có thể thu hút sự chú ý của cô giáo và các bạn khác bằng cách hét lên.

Lời khuyên của Bác sĩ Sawaguchi Toshiyuki (Giám đốc trung tâm nghiên cứu não của con người ở Nhật Bản) dành cho cha mẹ:

- Nuôi con bằng sữa mẹ: trong 6 tháng đầu sẽ làm giảm nguy cơ bị chứng tự kỷ. Không cần nói nhiều nữa chắc hầu như mọi người đều biết những ưu việt của sữa mẹ rồi.

- Hãy bắt chước mẹ con Kangaroo, bế trẻ ở đằng trước. Có rất nhiều lợi ích từ việc này như giúp trẻ và mẹ trò chuyện dễ hơn, dễ nhìn vào mắt nhau hơn, bé cảm nhận được tình cảm của mẹ nhiều hơn…

- Hãy để trẻ bắt chước những việc mẹ làm, những lời mẹ nói: hãy dùng từ lặp lại nhiều lần khi nói chuyện với trẻ, hãy nói những từ hay câu ngắn để trẻ dễ bắt chước.

- Hãy cho trẻ chơi cùng bạn bè khi được tầm 2 tuổi để giúp trẻ nuôi dưỡng tính xã hội, học cách điều khiển cảm xúc của bản thân và cách tồn tại trong tập thể.

- Hãy tạo thói quen sinh hoạt có quy tắc cho trẻ khi trẻ khoảng 1 tuổi rưỡi trở đi như ngủ sớm, dậy sớm, ăn đúng giấc…

Theo Tuấn Minh (Ngaynay)

 


Ý kiến của bạn