Hà Nội

Truyền hình trực tuyến: Những điều cần biết về căn bệnh thời hiện đại - Suy giãn tĩnh mạch

SKĐS - Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể hình thành từ những thói quen tưởng chừng như vô hại, từ việc vắt chéo chân, mang giày cao gót đến lối sống tĩnh tại, ít vận động, đứng lâu hoặc ngồi lâu.

Mời độc giả theo dõi video chương trình

Nếu bạn thấy ở bắp chân bắt đầu nổi nhiều gân xanh, nhiều tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo, đau nhức hoặc bị chuột rút ở bắp chân không rõ nguyên nhân thì đừng chủ quan, đây là triệu chứng cảnh báo bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Đây là tình trạng suy giảm khả năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới, dẫn đến hiện tượng máu bị ứ đọng lại, gây ra các biến đổi về huyết động và làm biến dạng các tổ chức mô xung quanh.

Báo Sức khỏe & Đời sống tổ chức chương trình truyền hình trực tuyến với chủ đề "Những điều cần biết về căn bệnh thời hiện đại - Suy giãn tĩnh mạch" vào lúc 20h, thứ Bảy ngày 27/11/2021. Chương trình được phát trực tiếp trên Báo điện tử Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và Fanpage của báo Sức khoẻ&Đời sống.

Đáng chú ý, căn bệnh này thường "để ý" đến các chị em phụ nữ nhiều hơn nam giới, chiếm đến 70% trong tổng số người mắc bệnh. Cứ khoảng 2 - 3 bệnh nhân mắc bệnh thì mới có 1 bệnh nhân nam. Việc thường xuyên mang giày cao gót, mặc quần áo bó sát làm tăng áp lực đến hệ tĩnh mạch ngoại biên, gây tăng áp lực lên chân, dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân ở phụ nữ.

Bên cạnh đó, những người có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm người đứng lâu, ngồi nhiều. Cụ thể là một số nghề như giáo viên, nhân viên văn phòng, thợ dệt, cảnh sát giao thông... do tính chất công việc nên buộc nhiều người phải ngồi hoặc đứng lâu. Khi đó máu sẽ dồn xuống chân và ứ đọng lại, tạo ra một áp lực gây cản trở quá trình máu trở về tim, dẫn đến bệnh. Ngoài việc phải đứng nhiều thì làm việc trong môi trường ẩm thấp cũng là tác nhân gây bệnh trầm trọng hơn.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới tương đối phổ biến nhưng triệu chứng lại dễ nhầm lẫn với viêm khớp, đau khớp chân, đau thần kinh cơ dẫn đến việc điều trị không hiệu quả. Lâu dần, suy giãn tĩnh mạch chi dưới còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như những vết loét lâu ngày có thể nhiễm trùng và chảy máu, thậm chí là hình thành huyết khối trôi về tim, gây tắc động mạch phổi dẫn đến tử vong.

Vậy làm sao nhận diện bệnh suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả?

Điều trị như thế nào để đạt hiệu quả, tránh tái phát?

Cần lưu ý gì trong dinh dưỡng, sinh hoạt để bệnh không tiến triển nặng?

Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong chương trình truyền hình trực tuyến với chủ đề "Những điều cần biết về căn bệnh thời hiện đại: Suy giãn tĩnh mạch".

Khách mời tham dự chương trình:

Truyền hình trực tuyến: Những điều cần biết về căn bệnh thời hiện đại -  Suy giãn tĩnh mạch - Ảnh 2.

PGS.TS.BS Tạ Mạnh Cường – Phó viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai.

Truyền hình trực tuyến: Những điều cần biết về căn bệnh thời hiện đại -  Suy giãn tĩnh mạch - Ảnh 3.

ThS.BS Lê Nhật Tiên – Tổng thư kí Hội Bệnh mạch máu Việt Nam, Phó Trưởng Khoa Nội, Can thiệp Tim mạch - Hô hấp, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.

MC Anh Thư

Chương trình được truyền hình trực tuyến trên báo điện tử Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của Báo Sức khoẻ&Đời sống bắt đầu vào lúc 20h thứ bảy, ngày 27/11/2021. Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:

Email: toasoan@suckhoedoisong.vn

Hoặc gọi theo số 0933138115 trong thời gian diễn ra chương trình.

Hoặc điền vào mẫu phía dưới trang.

Báo điện tử Sức khoẻ&Đời sống (Suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn PGS.TS.BS Tạ Mạnh Cường và ThS.BS Lê Nhật Tiên đã nhận lời tham gia chương trình.

Mời độc giả tham gia chương trình tương tác truyền hình trực tuyến bằng cách:

1. Like Fanpage Báo Sức khoẻ và đời sống

2. Share link sự kiện của chương trình.

3. Trả lời câu hỏi của chương trình chính xác và may mắn nhất.

Câu hỏi tương tác số 1:

Người bị suy giãn tĩnh mạch thường gặp những triệu chứng nào dưới đây:

A. Đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều.

B. Cảm giác như bị châm kim, kiến bò vùng cẳng chân về đêm.

C. Nổi các mạch máu nhỏ li ti hoặc gân xanh ở cổ chân và bàn chân.

D. Câu A, B, C đều đúng.

Câu đúng: D

Chúc mừng độc giả có facebook là Thúy Nguyễn đã trúng thưởng câu hỏi số 01 của chương trình!

Câu hỏi tương tác số 2:

Trong điều trị suy giãn tĩnh mạch, thành phần nào sau đâu có công dụng giúp làm giảm sự giãn tĩnh mạch, giảm ứ trệ máu ở tĩnh mạch và tăng cường sức bền cho mao mạch:

A. Thành phần Paracetamol

B. Thành phần Diosmin

C. Thành phần Cafein

Đáp án đúng: B

Chúc mừng độc giả có facebook là Hứa Mỹ Lan đã trúng thưởng câu hỏi số 02 của chương trình!

Trân trọng cảm ơn nhãn hàng Diosmin Expert thuộc Công ty cổ phần Dược phẩm Liviat đã đồng hành cùng chương trình!

Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến
Lên trên
PV
Ý kiến của bạn