20 bệnh nền khiến người mắc COVID-19 có nguy cơ cao gia tăng mức độ nặng

30-01-2022 13:51 | Tin nóng y tế

SKĐS - Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 mới nhất của của Bộ Y tế, có 20 bệnh nền khiến người mắc COVID-19 có nguy cơ cao gia tăng mức độ nặng...

Người cao tuổi, người có bệnh nền hay suy giảm miễn dịch khi mắc COVID-19 có nguy cơ diễn biến nặng

Theo Bộ Y tế, phổ bệnh của COVID-19 đa dạng từ người nhiễm không có triệu chứng, có các triệu chứng nhẹ cho tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) nhiễm khuẩn huyết suy chức năng đa cơ quan và tử vong.

Người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch, hoặc có đồng nhiễm hay bội nhiễm các căn nguyên khác như vi khuẩn, nấm sẽ có nguy cơ diễn biến nặng nhiều hơn. 

Cần biết: 20 bệnh nền khiến người mắc COVID-19 có nguy cơ cao gia tăng mức độ nặng - Ảnh 1.

Người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch khi mắc COVID-19 có nguy cơ diễn biến nặng

Tại Quyết định 250/QĐ-BYT về việc ban hành "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19", thay thế cho hướng dẫn ban hành trước đó tại Quyết định 4689 ngày 6/10/2021 và Quyết định số 5666/QĐ-BYT ngày 12/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế, về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT có 20 bệnh nền có nguy cơ cao khi mắc COVID-19, đó là:

- Đái tháo đường

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác

- Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác).

- Bệnh thận mạn tính

- Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu

- Béo phì, thừa cân

- Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)

- Bệnh lý mạch máu não

- Hội chứng Down

- HIV/AIDS

- Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ)

- Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác

- Hen phế quản

- Tăng huyết áp

- Thiếu hụt miễn dịch

- Bệnh gan

- Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện

- Đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.

- Các bệnh hệ thống.

- Bệnh lý khác đối với trẻ em: Tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh-mắc phải.

F0 có bệnh nền được xuất viện khi nào?

Cũng tại hướng dẫn này, Bộ Y tế nêu rõ về tiêu chuẩn xuất viện đối với người bệnh COVID-19 nằm điều trị các các cơ sở thu dung, điều trị đối với F0 có bệnh nền hoặc bệnh kèm theo:

Thời gian cách ly, điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị ít nhất là 5 ngày, sau khi các triệu chứng lâm sàng của bệnh COVID-19 đỡ, giảm nhiều và hết sốt (không dùng thuốc hạ sốt) từ 3 ngày trở lên và:

 Có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ virus thấp (Ct ≥ 30, bất kỳ gen đặc hiệu nào) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính với virus SARS-CoV-2, người bệnh được ra viện hoặc chuyển sang cơ sở khác hoặc khoa điều trị bệnh kèm theo hoặc khoa điều trị bệnh nền (nếu cần) của khoa đó để tiếp tục điều trị và được sàng lọc, theo dõi theo quy định đối với người bệnh nội trú hoặc về chuyển về nhà theo dõi, chăm sóc tại nhà theo quy định.

 Nếu kết quả xét nghiệm PCR dương tính với SARS-CoV-2 với nồng độ virus cao (Ct < 30, bất kỳ gen đặc hiệu nào) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên còn dương tính với virus SARS-CoV-2 thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày (không nhất thiết phải làm lại xét nghiệm).

Sáng 30/1: Bệnh nhân COVID-19 nặng giảm mạnh, còn 3.869 ca; Tăng chuyến bay quốc tế đáp ứng nhu cầu về nước dịp TếtSáng 30/1: Bệnh nhân COVID-19 nặng giảm mạnh, còn 3.869 ca; Tăng chuyến bay quốc tế đáp ứng nhu cầu về nước dịp Tết

SKĐS - Bộ Y tế cho biết, đến nay đã có hơn 1,96 triệu ca COVID-19 ở nước ta khỏi bệnh; số bệnh nhân nặng đang điều trị giảm mạnh; Bộ Y tế đề nghị cơ sở khám chữa bệnh bộ ngành tiếp nhận điều trị người bệnh COVID-19; Tăng chuyến bay quốc tế đáp ứng nhu cầu về nước dịp Tết...

Thái Bình
Ý kiến của bạn