Âm đạo giảm se khít theo tuổi tác
Phụ nữ có thể bắt đầu nhận thấy sự thay đổi về độ đàn hồi của âm đạo khi bắt đầu ở độ tuổi 40. Đó là bởi vì mức độ estrogen của bạn sẽ bắt đầu giảm xuống khi bạn bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Mất estrogen có nghĩa là mô âm đạo trở nên mỏng hơn, khô hơn, ít co giãn và kém linh hoạt hơn. Những thay đổi này có thể trở nên dễ nhận thấy hơn khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh.
Sinh thường có ảnh hưởng nhiều tới tình trạng âm đạo?
Âm đạo của thai phụ thay đổi sau khi sinh em bé qua ngả âm đạo là điều tự nhiên vì quá trình sinh nở, cơ âm đạo phải căng ra để cho em bé đi qua ống sinh và ra khỏi cửa âm đạo của người mẹ. Thậm chí, nếu quá trình sinh thường phải rặn kéo dài, sinh con to, sinh nhiều lần hoặc bị rách âm đạo đáng kể (đặc biệt nếu vết thương không lành hoặc bị nhiễm trùng), đôi khi sàn chậu có thể bị tổn thương, ảnh hưởng vĩnh viễn đến hình dạng và chức năng của âm đạo.
Trong một diễn đàn của chị em, có thành viên nêu câu hỏi liệu có phải là đẻ thường xong thì vùng kín sẽ rộng hơn ban đầu, liệu nó có co lại như lúc đầu không. Người hỏi cũng chia sẻ là sau sinh gần một tháng mà có cảm giác âm đạo rộng hơn. Đây cũng là băn khoăn của nhiều chị em sau quá trình mang thai và sinh thường.
Sau khi sinh con, nhiều chị em có thể nhận thấy âm đạo hơi lỏng hơn so với cảm giác se khít quen thuộc trước đó. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Âm đạo sẽ săn trở lại sau khi sinh, mặc dù nó có thể không trở lại hình dạng ban đầu hoàn toàn. Với những phụ nữ đã trải qua nhiều lần sinh nở, cơ âm đạo có nhiều khả năng bị mất một chút độ đàn hồi.
Những thay đổi ở âm đạo sau khi sinh con
Có thể mất 6-12 tuần để các cơ vùng chậu hồi phục sau khi sinh. Nếu sau thời gian đó mà sản phụ có bất kỳ triệu chứng nào sau đây thì có thể đã bị tổn thương sàn chậu và cần đi khám:
- Rò rỉ nước tiểu, tiểu không tự chủ, són phân
- Đau khi giao hợp
- Tampon hoặc cốc nguyệt san rơi ra ngoài trong chu kỳ kinh nguyệt
Nếu âm đạo không hồi phục trở lại như mong muốn sau khi sinh con, có thể tìm hiểu và thực hiện những bài tập có thể giúp âm đạo và sàn chậu trở lại hình dạng. Nếu chỉ số BMI của bạn trân 30, bạn có thể bắt đầu bằng việc giảm cân và tập Kegel hoặc các bài tập tăng cường sức mạnh cho cơ thể. Nếu những cách này không hiệu quả, có thể gặp những nhà vật lý trị liệu chuyên biệt được đào tạo để giúp phụ nữ tăng cường sức mạnh cho sàn chậu.
Trong trường hợp vật lý trị liệu không giúp ích thì cần đi gặp các bác sĩ phụ khoa hoặc bác sĩ tiết niệu, nhất là các bác sĩ có kinh nghiệm về tái tạo sàn chậu. Đôi khi các cơ đáy chậu (cơ giữa âm đạo và trực tràng) bị rách trong quá trình sinh nở và không lành lại như bình thường và đôi khi trong trường hợp này cần được phẫu thuật.
Xem thêm video đang được quan tâm:
6 triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ cần lưu ý và cách phòng ngừa